Sợ, náo nhiệt và im lặng

Trẻ sợ, quậy quá hay nhút nhát – đó là 1 việc thông thường. Cha mẹ hãy ứng xử để trẻ vượt qua nó.

Nếu bạn đang có một cô bé hay sợ điều gì đó, ví dụ sợ động vật nuôi. Nếu bạn có một cậu bé hay thích bày trò gây náo nhiệt trong nhà. Hoặc bạn cũng đang có một cô bé hay nhút nhát và im lặng. Và trên hết, nếu bạn cảm thấy lo lắng về những điều trên. Thì đây là bài viết cho bạn một cái nhìn gần hơn về những vấn đề này. Thực ra, đó là những thang màu khác nhau trong thế giới của trẻ dưới 7 tuổi.25.Sợ, náo nhiệt và im lặng1

Tại sao thế giới trẻ dưới 7 tuổi không nên nhàm chán?

Điều gì bạn nghĩ về những chú gà công nghiệp được ấp ra và nở dưới một điều kiện giống nhau. Luôn có một hệ thống để kiểm soát sự khác nhau là nhỏ nhất. Điều gì bạn nghĩ về những chú gà vườn được ấp và nở trong môi trường tự nhiên, để rồi chính môi trường này dạy chúng những bài học khác nhau.25.Sợ, náo nhiệt và im lặng2

Vậy, bạn đã hiểu tại sao thế giới của 7 năm đầu đời thật sự không nên nhàm chán. Trẻ con được lập trình cho một não bộ phát triển vượt bậc trong những năm này không phải để đó, nằm chơi. Nó cần các dữ liệu sơ khởi để khởi động một quy trình phức tạp sau đó. Tuy nhiên, cách ứng xử của bạn cũng trở thành một loại dữ liệu để trẻ ghi nhận.

Khi trẻ thích bày trò quậy quá, bạn nên làm gì?

Hầu hết các trường hợp trẻ sẽ trở nên “náo động” trước khi hiểu được cách để kiểm soát. Dấu hiệu cho trẻ biết sự náo động cần được kiểm soát là sự náo động không còn gây chú ý đến bạn nữa. Cách tốt nhất là bạn hãy bỏ qua một số náo động không cần thiết của trẻ. 25.Sợ, náo nhiệt và im lặng3Khi náo động gây phiền phức đến bạn hoặc người khác, bạn đơn giản kết thúc nó. Nếu trẻ có biện pháp kháng cự (ví dụ: đánh lại bạn, nói méc ai đó, khóc), bạn có thể dùng biện pháp răn đe, như: Time out, thay vì đánh, mắng chửi hoặc đôi co với trẻ. Nghiên cứu cũng cho thấy những bà mẹ có cách xử lý dứt khoát và cương quyết, không dùng lời đôi co sẽ giúp trẻ kiểm soát hành vi quậy phá tốt hơn.25.Sợ, náo nhiệt và im lặng4Bài học trẻ học: cảm xúc trong đấu tranh hay xung đột. Nó là cảm xúc không dễ dàng. Mọi xung đột đều giải quyết bằng ôn hòa, không phải tranh cãi. “Bình yên bắt nguồn bằng một nụ cười”- theo mẹ Teresa Calcutta.

Khi trẻ nhút nhát hay im lặng, bạn nên làm gì?

Sợ luôn tồn tại trong mỗi chúng ta. Nhưng chúng ta đủ lớn để nhận ra cách che dấu nó. Nỗi sợ được chứng minh không hẳn là do trải nghiệm không tốt, mà nó là do cơ chế quá thông minh của con người, đó là trí tưởng tượng- Loài vật không có điều này. Trí tưởng tượng có thể cho con người tiên đoán 1 kết quả. Nếu kết quả đó đi ngược với lối mòn vẫn thường suy nghĩ thì nó tạo 1 cảm giác sợ. Sự tưởng tượng tạo ra nỗi sợ đôi lúc khó vượt qua bởi vì thực ra nó không thật, nó là do tưởng tưởng. Để vượt qua, đầu tiên bạn phải nhận ra nó là không thật-cái này thật khó, khó hơn nhiều nỗi sợ do trải nghiệm. 25.Sợ, náo nhiệt và im lặng

Trẻ con tầm 3-5 tuổi có vài nỗi sợ, không hẳn là do trải nghiệm, có thể chỉ là trí tưởng tượng. Trẻ có thể sợ động vật nuôi chẳng hạn. Nhưng trẻ con khác người lớn là trẻ có khả năng nhận ra sự thật tốt hơn. Do đó, bạn đừng chế giễu nỗi sợ của trẻ thì trẻ sẽ dần không tưởng tượng. Bạn có thể cho trẻ làm quen với chú chó ngoan của ông bà, người hàng xóm thì trẻ sẽ dần nhận ra sự thật.
Bài học trẻ học: Tìm ra được sự thật của vấn đề.25.Sợ, náo nhiệt và im lặng5

Bottom Line
Trẻ sợ, quậy quá hay nhút nhát – đó là 1 việc thông thường. Cha mẹ hãy ứng xử để trẻ vượt qua nó. Cha mẹ không nên gắn 1 nhãn mác cho trẻ. ví dụ như “nó là đứa nhút nhát lắm”, “nó là đứa chuyên phá ngầm”… rồi hay kể điều này cho ai đó, điều này bạn vô tình “ghi dữ liệu này” vào hệ thống. Thật sự không nên chút nào!

Theo Bác sĩ Anh Nguyễn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN