Một mẹ cho con ngủ chung, một mẹ cho con ngủ riêng, nghe xong kết quả, bạn sẽ biết nên theo cách nào

Thói quen ngủ từ những ngày đầu tiên chào đời của bé sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sinh hoạt của cả gia đình.

room-sharing-15794920342401849958102-crop-15794920432671292507022Khi nói đến việc nuôi dạy con cái, chắc chắn không có một nguyên tắc nào phù hợp với mọi đửa trẻ. Các phương pháp tiếp cận và những gì tốt với bé này có thể phản tác dụng đối với bé khác. Tương tự như vậy, bí quyết để tạo thói quen ngủ tốt cho bé rất khác nhau tùy theo quyết định của mẹ.

Phải nói rằng, điều cực kỳ quan trọng là mẹ cần lên kế hoạch cẩn thận về kiểu ngủ của con. Thói quen ngủ từ những ngày đầu tiên chào đời của bé sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sinh hoạt của cả gia đình.

Hai bà mẹ Singapore với phong cách nuôi dạy con trái ngược đã chia sẻ chiến lược khác nhau đối với giấc ngủ của con họ và cách nó mang lại lợi ích hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Hãy xem họ đã làm gì.

tips-for-getting-baby-to-sleep-in-crib-during-naptime-1024x576-1507823627-15442432647351488358255-crop-154424332447517054751-1577700702400407563111Tạo nếp ngủ cho bé không hề dễ dàng. (Ảnh minh họa)

Chiến lược số 1: Cho con ngủ riêng từ 6 tuần tuổi

Người mẹ đầu tiên, là một bà mẹ của ba đứa trẻ 5 tuổi, 6 tuổi và 8 tuổi. Cô ấy chia sẻ rằng hiện tại con của cô ngủ trong phòng riêng của chúng, suốt đêm và gần như không bao giờ thức giấc đột ngột trong đêm. Tất nhiên, điều này đã không xảy ra một cách kỳ diệu mà nó được hình thành từ phương pháp rèn thói quen ngủ cực kỳ phù hợp với trẻ nhỏ.

ngu-1-1579491917231336836954Người mẹ này cho con đi ngủ cùng một lúc mỗi ngày từ khi chúng mới 6 tuần tuổi. Và nếu con cần sữa hoặc thay tã, cô ấy sẽ ra khỏi giường, làm những gì cô ấy phải làm và đặt chúng trở lại trong cũi khi đã hoàn thành.

Ngay khi con có thể ngủ liên tục trong 6 tiếng đồng hồ, cô chuyển con ra khỏi phòng ngủ của bố mẹ. Cô chia sẻ: “Thật mệt mỏi khi phải di chuyển giữa hai phòng khi có tiếng khóc của con nhưng tôi tin rằng phòng ngủ của vợ chồng nên là nơi riêng tư. Ngoài một chút bất tiện vào những đêm con thức giấc, tôi ngủ ngon hơn khi để con vào một chiếc cũi an toàn thay vì nằm chung với con trên giường”.

dreamstimem41577018-e1496132409106-1577700835135322343613Người mẹ này tin tưởng chắc chắn vào việc tạo thói quen ngủ của em bé như vậy vì chúng có có lợi và thiết thực trong thời gian dài. Đối với người mẹ, mẹ sẽ có thời gian, không gian và sự tỉnh táo của riêng mình. Đối với trẻ em, bé được thiết lập thói quen của chúng ngay từ lúc sơ sinh.

Sự sắp xếp này giúp mẹ có không gian để làm những gì cô ấy muốn sau khi bọn trẻ ở trên giường. Khi chắc chắn rằng những đứa trẻ đã nhanh chóng ngủ và ngủ sâu giấc, cô có thời gian đi ăn tối với chồng, xem phim cùng nhau hoặc tham dự các bữa tiệc bên ngoài. Chồng hoặc người giúp việc có thể giúp cô để ý bọn trẻ nhưng ít khi con thức giấc vì không gian riêng rất yên tĩnh và tối.

Mỗi sáng, cô có thể dậy từ 5h sáng, dành thời gian cho yoga, chuẩn bị bữa sáng và hộp cơm cho bữa trưa. Khi trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, còn gì tuyệt hơn khi con đã ngủ lúc 8h tối và mẹ có thời gian cho chính mình. Hẳn đây là điều bà mẹ nào cũng ao ước

ngu-2-1579491917235441763504 dreamstimem41577018-e1496132409106-1577700835135322343613Ngủ cùng con mẹ cảm thấy yên tâm hơn và gần gũi hơn với con mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Chiến lược số 2: Ngủ cùng con

Bà mẹ thứ hai là một bà mẹ đang nuôi dạy ba đứa trẻ gồm 7 tháng tuổi, 2 tuổi và 5 tuổi. Cô đã ngủ với con ngay cả khi chúng có thể ngủ qua đêm.

Đứa con đầu lòng của cô bắt đầu ngủ suốt đêm chỉ từ hai tháng tuổi nhưng cô thích cảm giác ôm con ngủ và thức dậy với nụ cười thiên thần của con vào buổi sáng. Khi có thai đứa con thứ hai, những giấc ngủ kém ngon hơn, cô cựa quậy nhiều hơn nên con có vẻ kém ngon giấc hơn.

Cô chia sẻ: “Tôi rất thích ngủ chung với con nhưng khi đứa trẻ thứ hai chào đời, con khó chịu vì chiếc giường quá chật chội. Chồng tôi không ủng hộ việc ngủ chung và bắt đầu tìm cách cho con ngủ riêng. Lúc này, việc tách đứa lớn ra khỏi căn phòng chung thật vất vả khiến cho chồng tôi chấp nhận rằng anh ấy sẽ nhường phòng ngủ cho ba mẹ con”.

Khi cô đang mong đợi đứa con thứ ba, cô cố gắng chuyển hai đứa lớn về phòng riêng của chúng. Đó là một nhiệm vụ khó khăn và phải mất nhiều tháng để giải quyết. Trong quá trình đó, có nhiều đêm con thức dậy, khóc và rên rỉ để được phép trở lại giường của bố mẹ.

Những đứa trẻ cuối cùng đã ổn định nhưng thỉnh thoảng bà mẹ này vẫn phải đối phó với việc chúng thức dậy vào giữa đêm. Cô phải ra khỏi giường, chui vào giường của con, dỗ dành và đưa con trở lại giấc ngủ. Điều đó thực sự khiến cô kiệt sức.

ngu-2-1579491917235441763504Bà mẹ này cảm thấy rằng phương pháp ngủ mà cô đã chọn ban đầu có thể không phải là tốt nhất. Mặc dù việc ngủ cùng con khiến cô có cảm giác an tâm, gần gũi và yêu thương nhưng nó không tốt cho việc xây dựng tính cách độc lập của con.

“Là một người mẹ bận rộn với công việc hàng ngày ở công sở, ít thời gian cho con, tôi thực sự mủi lòng khi con muốn ngủ cùng mẹ. Bây giờ tôi nhận ra rằng đó là một giải pháp ngắn hạn. Nó gây ra vấn đề lớn trong thời gian dài và ảnh hưởng đến giấc ngủ của tôi nhiều hơn. Nếu tôi có thể làm điều đó một lần nữa, tôi sẽ không chọn ngủ chung”, cô rút kinh nghiệm.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc nuôi dạy con cái có rất nhiều cách, đơn giản chỉ là việc chọn chiến lược giấc ngủ cho con đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tính độc lập và thói quen của con cũng như bố mẹ trong thời gian dài. Cha mẹ nào cũng yêu con nhưng cần nuôi con một cách khoa học thay vì ôm ấp con quá nhiều.

Và nếu bạn đang phải giải quyết rắc rối từ sai lầm trong phương pháp ngủ của bé, hãy chấp nhận rằng đó là kỷ niệm quý giá trong quá trình làm mẹ.

Theo helino.ttvn.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN