4 ‘chiêu’ rèn thói quen tự ngủ lành mạnh cho bé từ khi mới lọt lòng

Trẻ sơ sinh do vẫn quen với môi trường yên tĩnh và tối trong bụng mẹ nên khi chào đời phải mất một thời gian dài bé mới làm quen với môi trường bên ngoài, biết phân biệt ngày và đêm. Vì thế để rèn thói quen tự ngủ cho bé, mẹ nên tránh làm những điều này.

Đánh thức bé dậy lúc nửa đêm để thay tã hoặc cho ăn

Trong ba tháng đầu mới sinh, trẻ thường có xu hướng ngủ nhiều, cứ 2-3 tiếng lại thức dậy ăn một lần. Cuối bữa ăn trẻ sẽ tiếp tục ngủ, thói quen này được duy trì suốt 3 tháng đầu. Vì thế, các bậc phụ huynh nên nắm được thời gian này để cho bé ăn đúng cách, không nên đánh thức bé dậy để ăn, hoặc thay tã nếu như bé không khóc, không tự thức dậy. Bởi nếu trẻ đói trẻ sẽ thức dậy, nếu bị ướt tã cũng sẽ khó chịu và thức dậy khóc. Việc quá lo lắng đánh thức con dậy ăn giữa đêm, sẽ hình thành thói quen thức đêm của trẻ, sau này bé sẽ thường xuyên thức dậy vào ban đêm.

thay ta cho be

Bắt đầu bước sang tháng thứ 4, trẻ bắt đầu làm quen với sự thay đổi của thời gian, bé nhận biết rõ ràng giữa ngày và đêm. Lúc này, bé hiểu được thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm. Và đây là giai đoạn mà các bậc phụ huynh phải rèn thói quen tự ngủ trở lại cho bé.

Thông thường bé sẽ ăn no và ngủ cho tới tận sáng hôm sau, nhưng có một số trường hợp trẻ có thể thức dậy khoảng 2-3 lần một đêm. Trước khi bé đi ngủ nên tắm cho bé bằng nước ấm, cho bé ăn no, đọc truyện cho bé nghe. Ngày qua ngày, những việc làm này lặp đi lặp lại sẽ tạo thói quen đi ngủ đúng giờ. Khi được ăn no bé sẽ không thức dậy khóc vào ban đêm và đòi ăn nữa.

 Bế xốc bé lên khi bé thức dậy

Làm mẹ bạn luôn có nhiều mối bận tâm, lo lắng cho đứa con thơ dại của mình, từ việc bé ăn như thế nào, ngủ ra sao, đi đứng như thế nào…. Cũng chính vì thế, khi con gặp một chuyện nào đó, mẹ sẽ vội vàng can thiệp, chẳng hạn bé thức dậy và khóc lúc nửa đêm là một ví dụ. Nếu cha mẹ thường xuyên can thiệp vào giấc ngủ của bé, mỗi khi bé thức dậy vội bế bé lên dỗ dành để bé ngủ trở lại, bé sẽ quen với việc được mẹ dỗ dành mới có thể ngủ trở lại được.

do be

Trẻ thức dậy có nhiều nguyên nhân, chưa hẳn là do đói có thể bé giật mình vì tiếng ồn, vì gặp ác mộng, do quá nóng hoặc quá lạnh. Một số trường hợp có thể do bé bị đau bụng, do ướt tã… Nếu bé thức dậy vì tiếng ồn, vì giật mình hoặc do quá nóng hay quá lạnh mẹ chỉ cần nhẹ nhàng đóng tất cả cánh cửa. Kiểm tra chăn của bé đừng tạo ra tiếng động, chờ 5 phút sau để bé tự ngủ lại. Ngày hôm sau nếu bé vấn khóc nên chờ 10 phút sau mới bế bé lên. Cứ như thế lâu dần bé sẽ quen với việc tự ngủ trở lại mà không cần ai dỗ dành mỗi khi thức giấc.

Bữa ăn nhẹ

Trong 4 tháng đầu, em bé của bạn có thể vẫn cần ăn những bữa ăn nhẹ ban đêm, nhưng khi bước vào tháng thứ 6 trở đi, thói quen này không hề tốt cho bé chút nào. Nếu bạn thường xuyên cho bé ăn nhẹ vào ban đêm điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của cả hai mẹ con. Hơn nữa nếu buổi tối ăn quá nhiều, sáng ra bé sẽ thức dậy muộn, ăn sáng muộn hoặc bỏ bữa. Vì thế, bữa ăn nhẹ đêm khuya là không thật sự cần thiết.

an nh

Trước khi bé đi ngủ nên lau người bằng nước ấm, cho ăn no, kể chuyện cho bé nghe để bé tự ngủ, sau đó tắt hết các thiết bị chiếu sáng, âm thanh trong phòng, đóng các cửa để tránh gió lùa và gây tiếng ồn để bé không bị giật mình thức dậy. Cứ như thế cho bé ngủ tận sáng hôm sau, sáng ra không nên cho bé ngủ nướng mà nên đánh thức bé dậy ăn sáng đúng giờ, chơi vào ban ngày, cho đến khi bé đi ngủ trưa.

Cho bé thức khuya

thuc khuya

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng, cho bé thức khuya bé sẽ ngủ lâu hơn, không thức dậy vào ban đêm. Nhưng trên thực tế, thói quen đi ngủ muộn là không hề tốt cho sức khỏe và giấc ngủ lành mạnh của bé. Những bé thức khuya thường ngủ dậy muộn, ngủ không sâu giấc, cơ thể mệt mỏi. Sáng hôm sau bé sẽ không thức dậy đúng giờ để ăn bữa sáng, điều này không tốt cho sự phát triển của bé. Bé từ 4 tháng tuổi, trở đi nên cho bé ngủ lúc 8 giờ và thức dậy 7 giờ sáng. Nên tắm, mát xa cho bé và cho bé ăn trước khi đi ngủ để bé dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn, không thức dậy ban đêm để quấy khóc.

Hạ viPhụ Nữ Ngày Nay

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN