6 sai lầm cha mẹ nào cũng gặp phải khi làm những điều này vì nghĩ nó an toàn cho con

Một số thói quen tưởng chừng an toàn cho con nhưng cha mẹ lại không biết rằng khi làm những điều như thế sẽ có hại con của mình. Đó là những thói quen các cặp bố mẹ nên từ bỏ ngay hôm nay.

Cho trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi ngủ gật trên ghế ô tô khi đang di chuyển

Nhiều gia đình thường có thói quen để mặc con ngủ gật, ngủ gà trên xe ô tô, hoặc khi trẻ đang ngủ khi di chuyển, lay người để đánh thức bé dậy. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics năm 2015 cho thấy, trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu ngủ trong một cái nôi hoặc ghế chuyên dụng trên ô tô khi đang di chuyển có thể bị chấn thường hoặc tử vong.

ngu

Ở độ tuổi này, do bé chưa thể giữ đầu thẳng, cơ cổ còn yếu nên trong khi ngủ có thể gục đầu về phía trước, dẫn đến nghẹt thở, hoặc bị dây đai thắt chặt rất nguy hiểm. Vì thế, nếu bé đặt bé nằm trong ghế chuyên dụng trên ô tô hoặc nôi cũi phải có người trông chừng khi bé ngủ, để đảm bảo rằng bé yêu được bảo vệ an toàn nhất có thể.

Cho trẻ ngồi trên đùi cha mẹ khi trượt cầu trượt

Nhiều bậc phụ huynh khi cho con đi chơi các khu vui chơi giải trí, thường có thói quen giám sát con 24/24h, vì nghĩ như vậy có thể bảo vệ con an toàn. Chính vì lẽ đó nên nhiều mẹ khi cho con ngồi cầu trượt muốn bảo vệ con nên đặt con ngồi trên đùi, cho con trượt cầu trượt cùng. Nhưng điều này là rất nguy hiểm.

ngoi cau truot

Một nghiên cứu cho thấy có tới 14% trẻ dưới 11 tháng tuổi bị gãy xương cẳng chân khi ngồi trên đùi mẹ. Vì trẻ có thể bị lọt thỏm giữa hai chân mẹ, mẹ có thể trượt sau con, điều này sẽ gây tai nạn cho bé. Nên chỉ cho bé trượt một mình, bạn chỉ cần đứng bên quan sát và hướng dẫn bé thôi nhé. Như vây, mới bảo vệ an toan cho con các mẹ ạ.

Cho bé nằm một mình trong xe nôi mà quên bấm phanh xe

Nhiều ông bố bà mẹ khi đưa con ra ngoài dạo chơi thường có thói quen để con một mình nằm trong xe nôi mà không bấm phanh, rồi làm việc khác. Điều này là rất nguy hiểm, vì dù bạn có ngồi cạnh xe và xe đang ở đặt ở vị trí bằng phẳng nhưng chỉ cần ai đó đi ngay qua lỡ chạm vào chiếc xe nôi, xe có thể di chuyển, xoay ngược, bé có thể rơi ra khỏi xe, rất nguy hiểm.

phanh xe noi

Vì thế, để đảm bảo an toàn cho con khi ngồi xe nôi, mỗi khi dừng lại để nghe điện thoại, hoặc làm việc gì đó, hoặc bất cứ khi bào bạn bỏ tay ra khỏi xe nôi, nhớ bấm phanh có trên xe để bảo đảm an toàn cho bé yêu.

Dùng gối đỡ cổ cho bé khi ngồi xe ô tô

Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, khi đi xe ô tô riêng cùng bố mẹ thường có ghế ngồi chuyên dụng riêng, ghế đảm bảo an toàn cho bé trong suốt chuyến đi. Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh có thói quen mua sắm thêm gối đỡ cổ vì nghĩ rằng như vậy sẽ bảo vệ cổ bé an toàn, trẻ không bị nghiêng đầu sang một bên, nghẹo cổ trong suốt chuyến đi. Nhưng đây là thói quen tai hại, có thể nguy hiểm cho bé lúc nào không hay.

goi do dau

Theo tiến sĩ McPeak việc cho trẻ sử dụng gối đỡ cổ khi ngồi xe ô tô điều này là không an toàn. Vì gối đỡ cổ có thể làm nới rộng dây đai an toàn, nếu xe phanh gấp trẻ se bị nhào lộn ra phía trước, gây chấn thương thậm chí có thể bị tử vong.

Cho trẻ ăn hoặc uống khi xe đang di chuyển

an xe

Khi cho trẻ ra ngoài bằng xe nôi hoặc ngồi trên xe ô tô, nhiều mẹ có thói quen dỗ bé nín khóc bằng cách cho bé ăn hoặc uống một thứ gì đó khi xe đang di chuyển. Nhưng đây là thói quen không tốt, cho trẻ ăn khi xe đang di chuyển trẻ có thể bị sặc, hóc nghẹn thức ăn gây nghẹt thở. Nếu không để ý xử lý sớm cũng rất nguy hiểm cho trẻ. Nên đừng bao giờ cho con ăn khi ngồi trên xe đang đi chuyển, nếu cần thiết nên chọn vị trí an toàn, dừng xe lại và cho bé ăn, sau khi ăn nghỉ 15 phút mới tiếp tục di chuyển.

Mang theo chăn để che nắng khi đi dạo bằng xe nôi

chan

Theo các nhà nghiên cứu tại Thủy Điện việc mang theo một tấm chăn để che nắng cho bé khi đi ra ngoài là rất nguy hiểm vì nó làm giảm sự lưu thông không khí, tăng nhiệt độ đột ngột khiến trẻ có thể bị đột qụỵ, ngạt thở – tiến sĩ McPeak cho hay. Để bảo vệ an toàn cho bé khi ra ngoài với xe đẩy vào ngày nắng nên gắn thêm chiếc ô mẹ nhé.

Hạ Vi (Theo Parents)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN