Nét chữ của ba

Không phải là những dòng hoa mỹ của một ông tiến sĩ, hay chữ ký quý giá của một ông giám đốc, mà là những nét chữ run rẩy của một ông thợ sửa đồ điện ve chai.

Ba tôi không học cao. Nói thẳng ra, ông học quá ít so với những gì anh em tôi có. Hết lớp 6, ba tôi phải bỏ học về quê xúc đất kiếm bữa ăn. Bà nội tôi có chín người con, ba tôi là thứ sáu, lúc ấy, ông nội đã lẫn do tuổi tác, cộng thêm cảnh nhà cơ cực, ba tôi phải ra đời từ sớm, kiếm kế mưu sinh. Vì phải làm nặng ở độ tuổi đang lớn, cộng thêm bữa ăn ngày thiếu ngày nhịn, ông trở nên thấp bé và còm cõi.

Không địa vị chức tước, không cân đai áo mũ, không nhà cao cửa rộng, ông nuôi lớn anh em tôi bằng chiếc xe Cup trong gần 20 năm trời. Cùng với mẹ tôi, ông kiếm từng đồng lẻ một, từng – đồng – lẻ, đúng nghĩa như vậy, chắt cóp nuôi anh em tôi ăn học. Nắng cũng như mưa, trưa nào ông cũng chạy xe dọc con đường Võ Thị Sáu khúc gần công viên Lê Văn Tám, dài lên đến vòng xoay Dân Chủ, tìm mua những đồ điện hư cũ để về sửa và bán lại cho chợ Dân Sinh. Công việc khó khăn ở cả hai phía, nguồn hàng và nguồn tiêu thụ. Không ít lần tôi thấy ba về nhà với cái giỏ trống rỗng đồ, và cũng không ít lần xách cả giỏ đồ ra chợ Dân Sinh nhưng không bán được gì. Những lúc ấy, ba chỉ im lặng, tôi biết, ba tủi thân và buồn nhiều lắm, nhưng mỗi khi chở tôi đi học, lúc nào ba cũng dặn: “Phải ráng học nha con”.

Đúng vậy, ông không mong tôi thành người giàu có. Ông mong tôi thành người đàn ông chân chính và thành đạt, “phải luôn cao thượng và biết khiêm nhường”.

Lớp 12, tôi là đứa học trò hư hỏng, đứa con ngỗ nghịch. Tôi trốn học, bỏ bài, cứng đầu và không ít lần phải viết bản kiểm điểm. Lần ấy, nhà trường bắt tôi phải đưa đơn cho phụ huynh viết và ký tên.

Cả cuộc đời này, sẽ chẳng bao giờ tôi quên hình ảnh ba tôi lúc đó. Ông vội vã lau đôi bàn tay rồi cầm viết, mắt nhìn tôi buồn bã nhưng môi không hé nửa lời. Nhìn cái cảnh ba loay hoay sửa cách cầm viết trên tay, vì đã lâu quá rồi, ông chỉ cầm những tua vít, cờ lê, đe búa, mà lòng tôi quặn lại. Rồi ông bắt đầu viết, đôi bàn tay run run – đôi bàn tay thô ráp luôn xoa đầu tôi mỗi khi tôi làm được điều hay, nay đang phải viết những dòng xin lỗi vì đứa con ngang bướng lì lợm. Bất chợt, ông quay qua tôi hỏi:

Chữ này ba viết đúng không con?

Mắt tôi tối sầm lại và nước mắt ứa ra trong vô thức. Lúc đó, tôi thấy mình quá nhỏ bé trước một người cha vĩ đại và to lớn vô cùng. Ông làm tất cả cho tôi ăn học, nhưng tôi không nghe lời. Giờ đây, tôi chỉ biết dùng 12 năm ăn học đó để chỉ cho ông viết những lời xin lỗi do chính tôi gây ra. Phải chi ông la mắng, đánh đập và chửi bới tôi, chắc tôi sẽ nhẹ lòng hơn. Còn như lúc này, tôi như kẻ phạm tội đang được nhận một ân huệ mà tôi chẳng xứng đáng. Tôi đứng đó, nước mắt lăn không ngừng và không dám nhìn mặt ông. Ông lại cúi xuống, viết tiếp, ký tên và viết chính tên ông một cách khó khăn. Ông đã bỏ cả đời cho tôi, để tôi viết được con chữ thành thạo, để tôi ăn học nên người, nhưng tôi đã làm cái gì thế này?

Thưa các bạn,

Một người cha, có bao giờ để tâm mình đã mất cái gì đâu, chỉ để tâm xem con mình đã có những cái gì mà thôi. Một người cha, sẽ có trăm ngàn lý do cho sự lạnh lùng, nhưng không cần lý do cho sự yêu thương. Vâng, một người cha có thể phơi cái lưng trần khó nhọc giữa nắng hè để đổi lấy cuộc đời sung sướng cho con mình sau này, sẽ chẳng bao giờ hé nửa lời than thở cho đến lúc chết đi. Bởi vì ông ấy là cha, cho tới khi bạn nhận ra bạn sẽ chẳng là gì nếu thiếu ông, thì có lẽ đã quá trễ cho những lời nói yêu thương, cho những giọt nước mắt. Dù ông có hút thuốc, có đôi lúc gắt gỏng hay ít ôm bạn vào lòng, thì hãy nhớ, cả cuộc đời ông đã ôm trọn lấy bạn từ ngày bạn lọt lòng.

“Ba ơi, con lớn rồi. Bài học làm một người đàn ông chân chính ba dạy, con đã thuộc và thấm thía lắm rồi. Nếu mệt mỏi quá, ba cứ dựa vào con nha ba.”

Thoát khỏi hiện tại để sống chậm một giây, có bao giờ bạn dành khoảnh khắc đó cho Cha thân yêu?

ngay le cua cha

Tháng Sáu này, cả thế giới đang rộn rã chào đón một ngày đặc biệt – Ngày Lễ Cha, được tổ chức vào Chủ nhật tuần thứ ba của tháng 6. Đây là ngày lễ dành để tôn vinh những người cha. Tùy theo truyền thống văn hóa của từng vùng miền, Ngày Lễ Cha được tổ chức cho phù hợp với các quốc gia trên thế giới. Nhưng dù được thể hiện dưới hình thức nào thì Ngày Lễ Cha cùng quy về cùng một ý nghĩa là để tôn vinh những bậc sinh thành, đặc biệt là người làm cha, tôn vinh cương vị làm cha, mối quan hệ với người cha và ảnh hưởng của người cha trong gia đình và xã hội.

Để phần nào chia sẻ và tạo ra môi trường để những người con gửi lời chúc và những món quà tinh thần thân thương đến bậc sinh thành của mình, Tòa Nhà Sự Kiện Gala Royale chuyên phục vụ sự kiện, hội nghị, tiệc cưới rất hạnh phúc và thật sự vinh dự khi được tổ chức Tiệc Tri Ân Mừng Ngày Lễ Cha như một sự tri ân sâu sắc đến những người cha đáng kính. Những chia sẻ chân tình của TS. Nguyễn Khắc Thuần chắc hẳn sẽ mang lại một đêm tiệc ấm cúng với nhiều thông điệp ý nghĩa về tình phụ tử. FATHER’S DAY – TIỆC TRI ÂN MỪNG NGÀY LỄ CHA VỚI GALA ROYALE sẽ được tổ chức vào lúc 18h00 ngày 19 tháng 6 năm 2015 tại Sảnh DIAMOND (Lầu 4) – TÒA NHÀ SỰ KIỆN GALA ROYALE.

Một đêm tiệc ý nghĩa, trao gửi thông điệp yêu thương tới những người Cha, những con người đáng kính đã dành cả cuộc đời để yêu thương và hy sinh tất cả cho sự thành công của những đứa con từ khi chỉ mới chập chững những bước đi đầu tiên tới khi trưởng thành.

Vui lòng liên hệ Bộ phận kinh doanh để biết thêm thông tin chi tiết:

Tel: (+848) 3825 6048 – Hotline: 09 3825 6048

Email: event@galaroyale.com.vn

Website: www.galaroyale.com.vn

Facebook: www.facebook.com/galaroyale.com.vn

Phụ Nữ Ngày Nay

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN