Buổi tối cho con đi ngủ vào giờ này trẻ sẽ ngày càng thông minh

Giờ đi ngủ buổi tối có tác động rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ. Đa số cha mẹ đều biết điều này nhưng đi ngủ vào giờ nào là tốt nhất hẳn không phải ai cũng biết!

s1Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ, nhưng hiện nay nhiều cha mẹ có thói quen ngủ muộn, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ trong gia đình. Theo thời gian trẻ cũng sẽ hình thành thói quen ngủ muộn, nếu có tình trạng này cha mẹ nên chú ý.

Trẻ ngủ muộn vào buổi tối không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mà còn gây hại cho não, tim… Nhưng ngủ sớm là ngủ lúc mấy giờ sẽ tốt cho trẻ?

Vậy trẻ nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?

Các chuyên gia khuyên rằng trẻ nên ngủ vào lúc 9 giờ tối là tốt nhất. Tại sao lại vậy? Tất cả chúng ta đều biết rằng sự tăng trưởng của trẻ không thể tách rời khỏi sự bài tiết hormone tăng trưởng, hormone tăng trưởng bài tiết càng nhiều thì trẻ càng lớn nhanh. Hơn nữa hormone tăng trưởng được bài tiết nhiều hay ít ở mỗi thời điểm là khác nhau, hormone tăng trưởng được bài tiết dồi dào nhất là lúc trẻ ở trạng thái ngủ.

s2Ảnh minh họa

Thời gian bài tiết hormone tăng trưởng dồi dào nhất nằm ở 2 thời điểm, một là lúc 10 giờ tối, một là lúc 6 giờ sáng. Trong khoảng 2 thời điểm này, nếu trẻ được ngủ sâu giấc, thì sự phát triển của trẻ càng tốt, như vậy lúc 10 giờ tối trẻ đi ngủ có phải là tốt nhất? Thực thế không phải vậy, lúc 10 giờ trẻ nhất định đang ngủ ở trạng thái sâu, do đó trẻ phải đi ngủ từ lúc 9 giờ tối và chỉ ngủ lúc 9 giờ, giấc ngủ của trẻ mới có thể ngủ sâu vào lúc 10 giờ. Trẻ đi ngủ vào thời gian này sẽ phát triển thể chất và thông minh hơn trẻ thường xuyên thức khuya.

Tác hại khi trẻ đi ngủ muộn?

Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ không thể tách rời khỏi giấc ngủ. Trẻ ngủ muộn vào ban đêm sẽ gây ra tình trạng thiếu ngủ. Ngày hôm sau, đến lớp học trẻ sẽ gặp tình trạng không tập trung và trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, vì thiếu ngủ, trẻ ngủ muộn rất dễ ngủ vào ban ngày, đi học thường ngủ gật, đại não vận động tương đối chậm, trí nhớ của trẻ sẽ bị suy giảm và ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ.

Trẻ ngủ muộn cũng rất dễ bị béo phì, vì trẻ ngủ muộn thường bị đói, theo thời gian phát triển thói quen ăn khuya. Ngủ muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến tim và các cơ quan trong cơ thể không được nghỉ ngơi vào ban đêm.

Làm thế nào để trẻ đi ngủ sớm?

1. Cha mẹ nên lấy mình làm gương và cùng con đi ngủ

s3Ảnh minh họa

Hầu hết trẻ đều học tập theo hành động của người lớn, nhiều cha mẹ yêu cầu trẻ đi ngủ sớm, trong khi bản thân người lớn vẫn chơi điện thoại hoặc xem ti vi, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, còn khiến trẻ đặt câu hỏi: “Tại sao cha mẹ còn đang chơi, con lại phải đi ngủ”. Tốt hơn hết là người lớn tắt tất cả các thiết bị điện tử, kéo rèm cửa, tạo môi trường ngủ tốt cho trẻ. Tất nhiên, nếu cha mẹ vẫn còn công việc hoặc những thứ khác chưa hoàn thành, có thể tiếp tục làm việc sau khi trẻ ngủ.

2. Nghi thức trước khi đi ngủ

Cha mẹ nên thiết lập một nghi thức trước khi đi ngủ. Ví dụ trước khi ngủ, cha mẹ đọc truyện tranh cho trẻ nghe hoặc cùng trẻ đọc một câu chuyện cổ tích, điều này có thể tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái khi đi ngủ. Bất luận là trẻ bao nhiêu tuổi, khi trẻ nhìn thấy tình huống này, chúng hiểu rằng chúng cần phải đi ngủ. Tất nhiên, thói quen này càng phát triển sớm thì càng tốt, nếu thói quen tốt được nuôi dưỡng, trẻ đi vào giấc ngủ không khó.

3. Duy trì môi trường yên tĩnh

s4Ảnh minh họa

Môi trường để ngủ rất quan trọng, nếu đứa trẻ rất buồn ngủ, nhưng tác động môi trường xung quanh cũng khiến trẻ khó ngủ. Vì vậy trước khi cho trẻ ngủ, những thành viên khác trong gia đình phải tắt hết các thiết bị điện như ti vi, điện thoại, đèn để tạo môi trường yên tĩnh, thoải mái cho trẻ ngủ.

Lưu ý chính: Nếu bạn muốn con bạn thông minh hơn người bình thường, thì phải chú ý đến giấc ngủ của trẻ, cố gắng cho trẻ đi ngủ vào lúc 9 giờ tối. Muốn vậy, trước tiên cha mẹ phải làm gương cho trẻ và cùng các thành viên khác trong gia đình thiết lập các quy tắc đi ngủ đúng giờ, chỉ có như vậy trẻ mới cảm nhận được lợi ích, ngủ sớm không những có lợi cho trẻ, thực tế cũng có lợi cho sức khỏe của người trưởng thành.

Nguồn: Sohu

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN