7 hành vi sai trái của trẻ ba mẹ không nên xem nhẹ và đây là cách ứng xử

Làm cha mẹ không hề dễ dàng, bạn luôn muốn con mình trở thành đứa trẻ thông minh, lanh lợi và ngoan ngoãn. Nhưng đôi khi bạn vô tình bỏ qua những hành vi dù nhỏ nhưng về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng đến nhân cách và lối sống của trẻ. Trước những hành vì như vậy cha mẹ sẽ ứng xử như thế nào cho hợp lý.

1. Giữ im lặng về hành động xấu của ai đó

lam cha me

Bạn nghĩ con không quan tâm đến việc làm xấu của người khác là chuyện hết sức bình thường. Nhưng không! Trẻ cần biết rằng việc che dấu hành vi xấu của ai đó là không đúng.

 Giải pháp: Hãy giải thích cho con hiểu giữa thận trọng và người sống có tâm và đúng pháp luật. Tuy nhiên, không được phán xét về hành vi của con, hãy lắng nghe điều con nói. Con sợ không dám nói về việc làm sai trái của bạn là nguyên do gì? Có phải con bạn bị đe dọa hay không? Từ đó, đưa ra những lời khuyên thỏa đáng và giải pháp giải quyết vấn đề tốt nhất.

2. Sự ganh tị giữa anh chị em trong nhà

lam cha me1Ắt hẳn cậu con trai lớn của bạn sẽ cảm thấy ganh tị với đứa em út vì lúc nào nó cũng được mẹ chiều chuộng, bênh vực, trong khi đó bản thân lại không được quan tâm, chiều chuộng.

Kết quả con bạn sẽ tìm cách để gây gổ với đứa em hoặc anh chị chúng. Nếu cha mẹ không can thiếp sớm anh chị em sẽ sứt mẻ tình cảm, thậm chí chúng có thể làm tổn thương nhau cả tinh thần lẫn thể trạng.

Giải pháp cho bạn: Khi giải quyết mâu thuẫn giữa các con đừng vội đưa ra phán xét hoặc bênh vực một bên nào cả, thay vào đó hãy lắng nghe tâm tư, cảm xúc và nỗi niềm của mỗi đứa. Điều này, sẽ giúp con bạn cảm nhận chúng được cha mẹ tôn trọng, yêu thương giống nhau. Bên cạnh đó, hãy chia đều thời gian dành cho các con như nhau, khi mua quà, đồ ăn nên mùa cho cả hai, hãy ôm ấp cùng lúc những đứa con vào lòng, thay vì ôm ấp nâng niu một đứa.

3. Trộm cắp

lam cha me2
Giải pháp: Dạy con điều đúng đắn là việc nên làm. Nhưng trong mọi tình huống bạn phải luôn kiềm chế cảm xúc và giữ bình tĩnh. Nếu con bạn ăn cắp lần đầu hãy tình hiểu nguyên nhân, động cơ của trẻ, sau đó yêu cầu con bạn trả lại tiền hoặc món đồ con lấy cắp cho chủ nhân và nói lời xin lỗi.

Nếu con bạn đã ăn cắp nhiều lần, bạn can thiệp không được nên đưa con đến gặp chuyên gia. Cần loại bỏ ngay thói quen xấu này để không ảnh hưởng đến cuộc sống của con sau này.

4. Có thái độ không tôn trọng người khác

lam cha me3
Giải pháp: Khi con bạn có thái độ thiếu tôn trọng người khác, hãy tìm ra nguyên nhân của hành vì này. Sau đó, dạy con biết thể hiện cảm xúc và ham muốn của bản thân. Nói với trẻ học cách giữ bình tĩnh và biết lắng nghe. Nếu con tiếp tục hành động vô nghĩa hãy lấy đi những đặc quyền của trẻ, những điều mà con bạn thích.

5. Không trung thực

lam cha me4Giải pháp: Khi con bạn làm vỡ lọ hoa, nhưng bé lại chối quanh co. Vậy bạn sẽ làm gì? Đừng vội la mắng. Hãy giải thích cho con hiểu tầm quan trọng của sự trung thực, tin tưởng và các mối quan hệ. Và khi con bạn nói dối hãy cho trẻ nhận hình phạt tương xứng, yêu cầu con phải suy nghĩ về hành vi của mình. Đừng bao giờ coi nhẹ việc con nói dối, luôn nói với con rắng nói dối là điều không thể chấp nhận được.

6. Mè nheo

lam cha me5
Giải pháp: Bạn bận trăm công nghìn việc, nhưng con bạn cứ lẽo đẽo theo sau, mè nheo. Bạn sẽ quát mắng! Tin là có tới 95% bà mẹ sẽ làm như vậy. Tuy nhiên, điều này là sai trái, bạn nên cố gắng giữ thái độ trìu mến với con. Thay vì tứ chối con, hãy dành ít thời gian để chơi hoặc đáp ứng điều con muốn. Sau đó, hãy nói với con rằng, mẹ đang phải làm việc quan trọng, xong việc mẹ sẽ chơi với con. Con có thể chơi trò chơi, xem hoạt hình, đọc sách và chờ mẹ xong việc.

7. Ăn nói thô lỗ

lam cha me6
Giải pháp: Không nên đặt quá nhiều áp lực lên con bạn, điều này khiến trẻ khó chịu có hành vi ưng xử thô lỗ.

Hãy dạy con cách ứng xử mẫu mực, và để ý đến lời ăn tiếng nói. Và quan trọng hơn cả, muốn con không nói tục cha mẹ và các thành viên trong gia đình phải làm gương, không nên nói tục chửi bậy trước mặt trẻ.

Bình Nguyên (Phụ Nữ Ngày Nay)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN