Bí quyết giảm đau hiệu quả trong ‘ngày đèn đỏ’

Đau bụng kinh ảnh hưởng đến khoảng 50% phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt của họ. Nguyên nhân là do hóa chất có tên gọi prostaglandin tiết ra trong cơ thể khiến tử cung co bóp, gây đau.

Bí quyết giảm đau mỗi tháng 'ngày đèn đỏ'

Để giảm đau nhanh chóng, ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau, một số giải pháp đơn giản hơn đã được chứng minh là có hiệu quả không kém.

Sử dụng nhiệt

Một giải pháp dễ thực hiện tại nhà là sử dụng nhiệt ở những chỗ đau do kinh nguyệt, bằng cách sử dụng một tấm chăn nóng, túi chườm nóng, hoặc chỉ đơn giản là một chai nước nóng (cần cẩn thận để đảm bảo nhiệt độ của nước không quá nóng, có thể gây phỏng da).

Ngâm mình trong một bồn nước nóng hoặc tắm vòi sen với nước nóng cũng có thể mang lại hiệu quả.

Chuối

Chuối có hàm lượng kali cao tự nhiên, mà nhiều người tin rằng sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh. Nếu bạn không thích ăn chuối, có thể thử bằng cách khác như dùng một ly sinh tố chuối thơm ngon hoặc chuối ép.

Bí quyết giảm đau mỗi tháng 'ngày đèn đỏ'

Thử tập yoga

Tập Yoga với động tác duỗi thẳng người trong thời gian chu kỳ hàng tháng của bạn không chỉ điều trị đau bụng mà còn giúp bạn có sự thư giãn rất cần thiết.

Đáng chú ý là những tư thế yoga này giúp kéo dài và tăng dẻo dai hơn lên cả hông và khớp xương chậu của bạn, cải thiện được những triệu chứng mệt mỏi khác.

Gừng ngâm

Chỉ cần nghiền nát một miếng gừng và cho vào một cốc nước sôi, ngâm trong hai hoặc ba phút. Nếu bạn muốn ngọt, có thể thêm đường. Có thể sử dụng giải pháp này ba lần một ngày sau bữa ăn.

Bí quyết giảm đau mỗi tháng 'ngày đèn đỏ'

Thêm một chút quế

Quế có tác dụng chống viêm, cũng như các đặc tính chống co thắt. Rắc quế vào ngũ cốc hoặc món cháo điểm tâm của bạn. Cũng có thể thêm quế vào cà phê hoặc trà.

Bí quyết giảm đau mỗi tháng 'ngày đèn đỏ'

Uống trà hoa cúc

Đơn giản chỉ cần cho hai muỗng cà phê hoa cúc khô vào ly, sau đó đổ nước sôi và để khoảng năm phút trước khi uống. Nếu bạn chọn sử dụng túi trà hoa cúc thì chỉ cần làm theo các hướng dẫn trên gói trà.

Muốn ngăn ngừa những cơn đau do kinh nguyệt thì hãy uống trà hoa cúc vài ngày trước kỳ kinh. Khi bắt đầu chu kỳ, uống ít nhất 2 cốc mỗi ngày.

Sử dụng giấm táo

Giấm táo giúp điều chỉnh sự đông máu, do đó làm giảm thời gian tổng thể của thời kỳ kinh nguyệt cũng như làm giảm lượng máu mà bạn mất đi và giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, giấm táo chứa cả kali và canxi, giúp giảm chuột rút cơ bắp bằng cách giúp giảm đau các cơ tử cung. Phương pháp tốt nhất đối với giấm táo là cho một muỗng cà phê giấm táo vào một cốc nước ấm, uống trước bữa ăn để có kết quả tốt nhất.

Không được bỏ qua         

Bạn nên lưu ý rằng đôi khi u nang buồng trứng lành tính hoặc thai ngoài tử cung có thể gây đau vùng chậu nặng vào gần cuối của chu kỳ. Bạn nên đi khám sức khỏe nếu bạn đang có những cơn đau nhẹ và đau buốt không giảm dần trong thời kỳ đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh thứ phát được mô tả như một loại tắc nghẽn, đau âm ỉ bắt đầu khoảng hai tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh hàng tháng của bạn. Phụ nữ ở tuổi 30 và 40 có nhiều khả năng những cơn đau và triệu chứng không giảm theo độ tuổi. Có thể là sự kết hợp của chứng chướng bụng, tăng cân, đau vú, đau đầu, khó chịu ở phần dưới của lưng, và dễ bị kích thích. Dấu hiệu cảnh báo có thể sẽ được khuếch đại bằng cách thay đổi nồng độ estrogen, dẫn đến việc kích hoạt giữ nước. Các bác sĩ y khoa nhìn nhận loại cơn đau này như là một loại huyết ứ, trong đó năng lượng quan trọng không thể chảy tự do xuống vùng bụng dưới. Nguyên nhân gốc rễ của việc khó chịu này ngoài sự mất cân bằng hormone có thể bao gồm:

  • Endometriosis (mô nội mạc tử cung lạc chỗ)
  • Adenomyosis (mô nội mạc tử cung trong thành tử cung)
  • Nhiễm trùng vùng chậu hay nhiễm trùng tử cung
  • Thiết bị tử cung (IUD)
  • Hẹp cổ tử cung (hẹp của lỗ cổ tử cung nội bộ)
  • Tử cung hoặc âm đạo bất thường bẩm sinh
  • U xơ tử cung
  • Có thai ngoài tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Xoắn buồng trứng

Việc tăng cân không lành mạnh, hút thuốc lá, nhiễm trùng vùng chậu mãn tính và/hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là những yếu tố nguy cơ đặc trưng của cơn đau bụng kinh thứ phát. Hãy lên lịch khám bác sĩ nếu bạn bị đau bụng kinh liên tục không giảm mà còn xấu đi nếu những triệu chứng này kéo dài vài tháng.

Cẩm Nam (Phụ Nữ Ngày Nay)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN