Giật mình với những tác dụng phụ nguy hại của thuốc an thần gây ngủ

Thuốc an thần gây ngủ là một trong những giải pháp thường được sử dụng để điều trị mất ngủ đặc biệt là mất ngủ mãn tính. Tuy nhiên, thuốc an thần không những không điều trị tận gốc được bệnh mất ngủ mà còn gây ra nhiều hậu quả rất nặng nề cho người dùng.

“Tiền mất tật mang” vì chữa mất ngủ không đúng cách

Nếu như trước đây, mất ngủ thường được xem là “chứng bệnh người già” thì ngày nay do áp lực công việc, kinh tế, các mối quan hệ xã hội… bệnh mất ngủ ngày càng gia tăng và có nguy cơ trẻ hóa.Theo thống kê của Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng TP.HCM, mỗi tháng nơi đây tiếp nhận khám cho khoảng 400 trường hợp rối loạn giấc ngủ, chủ yếu là mất ngủ. Con số này cao gấp 4 lần so với thống kê năm 2014.

Ngoài nguyên nhân về sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, những áp lực từ công việc, các mối quan hệ xã hội, quán xuyến việc gia đình, cách nuôi dạy con cái… cũng ngày càng đè nặng khiến chị em phụ nữ dễ rơi vào tình trạng stress, khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Stress kéo dài dẫn đến mất ngủ, mất ngủ lại làm gia tăng stress…

an giac nu g

Là trưởng phòng kinh doanh của một Công ty Truyền thông tại Hà Nội, luôn luôn phải trăn trở để sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chị Đào Hằng thường xuyên bị stress, kéo theo đó là mất ngủ. Thời gian đầu, chị chỉ nghĩ rằng, do suy nghĩ nhiều nên chị thường xuyên khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, nhưng tình trạng mất ngủ cứ kéo dài hàng tuần khiến chị ngày càng mệt mỏi, uể oải, sắc diện xấu đi trông thấy mà tâm trạng thì lúc nào cũng bồn chồn, lo âu, chưa kể chị thường xuyên bực bội, cáu gắt với những người bên cạnh. Chị muốn chấm dứt nhanh tình trạng này để lấy lại thăng bằng, chị tìm đến thuốc an thần với mong muốn trị được hết bệnh mất ngủ này.
Sử dụng thuốc an thần chị thấy ngủ được, cứ uống vào 5-10 là chị mắt chị díp lại và ngủ ngay. Uống được hơn tuần, chị dừng thuốc vì thấy khi ngủ dậy rất mệt mỏi, cứ ngáp liên tục, nhưng khi ngưng thuốc chị lại càng khó ngủ nhiều hơn, người mệt và buồn bực hơn nên chị buộc phải mua thuốc an thần uống tiếp, và chị thấy phải tăng liều lượng mới ngủ được… Cứ thế, giấc ngủ của chị Hằng dần phụ thuộc vào thuốc ngủ lúc nào không hay, có thuốc thì chị ngủ được, đêm nào không dùng thuốc là xem như chị thức trắng đêm. Nhưng càng uống thuốc, chị càng thấy người mệt mỏi, tâm trạng trầm uất. Mãi đến khi được chồng động viên đi khám, chị mới tá hỏa khi bác sĩ cho biết, chị đã uống loại thuốc ngủ gây nghiện trong thời gian dài dẫn đến nhờn thuốc bị trầm cảm và có dấu hiệu ảnh hưởng đến thần kinh.

Không chỉ bị trầm cảm như chị Hằng, một nữ bệnh nhân hơn 30 tuổi ở TP.HCM đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê vì sử dụng thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần gây ngủ. Theo các bác sĩ tại đây, ngộ độc thuốc ngủ ít khi tử vong nếu được cấp cứu kịp thời, tuy nhiên, đa số các ngộ độc đều ngấm dần, thuốc ngủ cũng vậy. Nếu đến muộn sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề như trụy tim mạch, loạn nhịp tim, suy hô hấp, viêm phổi hít sặc, suy gan, suy thận, tổn thương các tế bào thần kinh …

Lựa chọn thông minh giúp mang lại hiệu quả tốt trong điều trị mất ngủ

Hai trường hợp kể trên không phải là ít, theo các chuyên gia y tế, để chữa mất ngủ, chị em phụ nữ thường dùng thuốc an thần thuộc nhóm benzodiazepin để trị mất ngủ nhưng đa số không biết rằng, thuốc an thần có thể gây ra các tác dụng phụ có hại như: lú lẫn, ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức… Và nguy hại nhất là gây nghiện, một khi đã nghiện thuốc, bệnh nhân rất khó bỏ, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, rã rời, không thể tập trung. Nặng nhất là có thể gây trầm cảm, ngộ độc thuốc. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã có khuyến cáo không nên lạm dụng, tự ý sử dụng thuốc an thần mà không có chỉ định của bác sĩ vì những nguy hại khôn lường của nó.

Theo chuyên gia y tế, mất ngủ cần được điều trị tận Gốc. Hướng điều trị này phải tập trung giải quyết đồng bộ cả nguyên nhân, triệu chứng cũng như nâng cao thể trạng cho người bệnh. Đối với sản phẩm điều trị gốc không những giúp cải thiện rõ rệt các biểu hiện giấc ngủ: thức dậy giữa đêm vẫn ngủ lại được, giấc ngủ sâu, êm đềm mà còn các biểu hiện ban ngày của người bệnh cũng được cải thiện như: tỉnh táo, không ngáp vặt, không mệt mỏi, uể oải, không suy giảm trí nhớ

Theo quan điểm Đông Y điều trị tận gốc chứng mất ngủ cần phải theo các nguyên tắc: (1) Giải quyết gốc: giảm tổn thương ở các tạng Tâm, Tỳ, Can, Thận do stress và các nguyên nhân khác gây ra: khai uất, bình can, hành khí; (2) Giải quyết triệu chứng: dưỡng tâm, an thần, giảm stress; (3) Nâng cao thể trạng.

Một bài thuốc đông bí truyền đã từng được sử dụng trong Cung Đình từ hơn 300 năm trước được bào chế dành riêng cho nữ với 100% thành phần là thảo dược quý của Việt Nam như: Hương phụ, Ích mẫu, Đinh lăng, Lạc tiên, Chi tử được bào chế theo công thức đặc biệt, vừa thỏa mãn cả 3 tiêu chí trên lại vừa an toàn cho người sử dụng. Theo bài thuốc này, khi Đinh lăng kết hợp với Ích mẫu sẽ có tác dụng bổ huyết, hành khí, chống suy nhược cơ thể; Đinh lăng kết hợp với Ích mẫu, Chi tử, Hương phụ có tác dụng dưỡng Tâm, tư bổ Thận âm, sơ Can giải uất, điều hòa Vị khí; Lạc tiên giúp an thần, giảm stress, tạo giấc ngủ sâu, tự nhiên… giúp bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp cho phái nữ.

Mất ngủ là bệnh – bệnh phải giải quyết từ GỐC, chi tiết vui lòng xem tại http://angiacnu.vn/san-pham hoặc gọi 18006658 (miễn phí) để được tư vấn về giấc ngủ

Giật mình với những tác dụng phụ nguy hại của thuốc an thần gây ngủ Giật mình với những tác dụng phụ nguy hại của thuốc an thần gây ngủ

Tuệ Đức An Giấc Nữ – Liệu pháp điều trị mất ngủ lâu ngày

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm của:

Công ty Cổ Phần Đông Y Tuệ Đức

Số 8, ngõ 6 Phố Vĩnh Phúc, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội.

Tổng đài tư vấn miễn phí 1800.6658

Phụ Nữ Ngày Nay

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN