Cô giáo tiếng Anh tái sử dụng túi đựng sữa để giảm dùng túi nylon

Trữ đông thịt bằng túi đựng sữa giúp chị Huyền tránh được những bất tiện như khi dùng túi nylon hay hộp nhựa.

Mỗi lần lấy sữa tươi ra sử dụng, chị Nguyễn Ngọc Huyền (giáo viên tiếng Anh tại trường trung tiểu học Việt Anh 2, Bình Dương) đều đem túi đựng sữa đi rửa sạch vì thấy tiếc những chiếc túi còn mới. Chị dùng nước rửa bát pha loãng để làm sạch túi, rồi phơi khô. Chị Huyền cứ làm như vậy như một thói quen, dù lúc đầu chưa biết sẽ dùng những chiếc túi này vào mục đích gì.

Chị Huyền chia thịt thành những miếng đủ ăn cho từng bữa rồi bỏ vào các chiếc túi đựng sữa tươi.
Chị Huyền chia thịt thành những miếng đủ ăn cho từng bữa rồi bỏ vào các chiếc túi đựng sữa tươi.

Một lần, khi muốn trữ đông những miếng thịt không ăn hết, chị đã nảy ra ý định lấy những chiếc túi đựng sữa ra dùng thử. “Mình đã không nghĩ là nó ok đến vậy”, chị Huyền nói. Bởi theo chị, cách này giúp khắc phục được những nhược điểm của việc trữ đông thịt bằng túi nylon hoặc bằng hộp nhựa.

“Nếu mình bỏ thịt vào túi thực phẩm mỏng, khi thịt đông lại, lâu lâu mình lại thấy có miếng nylon dính vào thịt, rất khó kiểm soát. Có thể nếu không xem xét kỹ, mình sẽ phải ăn vài miếng nylon. Và xử lý kiểu này, mình cũng tạo ra một mớ rác nylon.

Còn nếu bỏ thịt vào hộp, những miếng thịt sẽ bị dính vào nhau khi đông đá. Mình phải rã đông tất cả để lấy được một miếng thịt”, chị Ngọc Huyền giải thích thêm.

Việc trữ đông thịt bằng cách này không chiếm nhiều diện tích khi xếp vào tủ lạnh.
Việc trữ đông thịt bằng cách này không chiếm nhiều diện tích khi xếp vào tủ lạnh.

Sử dụng túi đựng sữa để trữ đông thịt, theo chị Huyền, là một cách thân thiện với môi trường, đảm bảo vệ sinh nếu được bảo quản tốt. Thông thường, mỗi chiếc túi đựng sữa được chị Huyền tái sử dụng 1-2 lần.

Bài viết chia sẻ ý tưởng này của cô giáo tiếng Anh đã nhận được 2.000 lượt yêu thích và hơn 500 lượt chia sẻ. Dưới bài viết, bên cạnh sự đồng tình, nhiều người còn nói về cách xử lý những chiếc hộp, túi đựng sữa của mình. Có người cắt đôi hộp sữa, rửa sạch rồi dùng để trữ nước làm đá; người khác khuyên nên gửi những chiếc vỏ hộp sữa về dự án NHC – Hành trình giải cứu Rác chết. Tại đây, vỏ hộp sữa sẽ được đem đi tái chế thành mái nhà hay những đồ dùng khác. Hiện tại, dự án đã có điểm tiếp nhận vỏ hộp sữa tại TP HCM, Đà Nẵng, Tiền Giang, Vũng Tàu, Lâm Đồng.

Theo ngoisao.net

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN