Bị u nang buồng trứng khi mang thai: nếu cần thiết phải mổ ngay

U nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Nếu nang buồng trứng là u xoắn thì phải mổ ngay.

Hiện nay nhiều chị em khi mang thai mới biết mình bị u nang buồng trứng, điều này đã gây rất nhiều ảnh hưởng tâm lý đến các chị em.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ThS.Bs Lê Thị Phương Huệ, BV Thanh Nhàn.
1. Thưa bác sĩ hiện nay có rất nhiều chị em khi mang thai mới biết mình bị nếu u nang. Vậy u nang buồng trứng là gì?
 U nang buồng trứng là một dạng u lành tính và hoàn toàn vô hại, có thể gặp ở phụ nữ trong bất kỳ độ tuổi nào. Tuy hầu hết các trường hợp là vô hại, tuy nhiên, chị em không nên xem thường, bỏ qua các triệu chứng của bệnh này.
2. Làm thế nào để biết biết mình bị u nang buồng trứng, thưa bác sĩ?
U nang buồng trứng ở giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ rệt nên thường chỉ được phát hiện tình cờ khi chị em đi khám phụ khoa. Một số trường hợp có thể xuất hiện các dấu hiệu như: xuất huyết âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt, đau vùng chậu (bụng dưới và hai hố chậu) liên tục hoặc từng cơn, lan ra sau lưng hoặc lan xuống hai đùi, đau khi giao hợp, nôn, buồn nôn… Nếu u nang lớn, dễ gây chèn ép trực tràng hoặc bàng quang, làm rối loạn tiểu tiện…
Tuy nhiên, chị em cần lưu ý rằng, các triệu chứng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh phụ khoa (viêm nhiễm, u xơ tử cung) hoặc khối u của một bệnh lý khác ở vùng bụng. Vì vậy khi có biểu hiện bất thường chị em nên đi khám.
3. Phụ nữ mang thai bị phát hiện u nang buồng trứng có nguy hiểm không thưa bác sĩ?
Khi mang thai có hai loại u nang buồng trứng là nang hoàng thể và nang bệnh lý.
Nang hoàng thể: Do thay đổi hormone nội tiết khi có thai, là nang sinh lý, thường sẽ tự mất đi sau 12 tuần thai, một số trường hợp nang to, nhiều có thể gây đau bụng hoặc biến chứng chảy máu trong nang hoặc xoắn nang, bị u nang buồng trứng ảnh hưởng không tốt cho cả thai nhi và mẹ. Vì nếu  trong  quá trình khi mang thai, nếu  u nang buồng trứng có biến trứng xoắn, vỡ nang thì dễ gây sảy thai hoặc đẻ non, thậm chí khối u hoại tử gây tử vong cho người mẹ…
Ngoài ra, u nang buồng trứng cũng có thể dẫn tới vô sinh nếu tổ chức buồng trứng bị hủy hoại hoàn toàn. Một số trường hợp, bệnh nhân có thai nhưng do buồng trứng mắc bệnh nên nang noãn phát triển không tốt, gây sảy thai. Mặt khác, u nang buồng trứng có thể cản trở thai nhi phát triển hoàn chỉnh trong tử cung… Vì vậy, phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm khối u.
Bị u nang buồng trứng khi mang thai: nếu cần thiết phải mổ ngayU nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Ảnh minh họa
4. Thưa bác sĩ, trong quá trình mang thai không chữa u nang buồng trứng có được không? 
Nếu là nang hoàng thể thai nghén thì không phải điều trị gì, trong một số trường hợp u quá to và có nguy cơ sẩy thai hoặc biến chứng chảy máu trong nang hoặc xoắn nang thì phải can thiệp ngay, còn lại một số trường hợp đặc biệt rất hiếm gặp là ung thư buồng trứng thì phải can thiệp ngay, còn lại khối u lành tính thường được theo dõi và xét can thiệp đồng thời khi sinh (nếu sinh mổ) hoặc sau sinh. Một số trường hợp mới đầu là u lành tính, nhưng nếu được phát hiện muộn hoặc không tiến hành chữa trị kịp thời có thể dẫn đến u ác tính. Tuy nhiên chỉ có một số ít trường hợp là u ác tính, dễ dẫn đến tử vong.
5. U nang buồng trứng có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi thưa bác sĩ? 
Nếu bệnh nhân bị u nang buồng trứng mà có thai, thì có thể ảnh hưởng tới phát triển của thai nhi như tăng nguy cơ sẩy thai do u to có thể sẽ chèn ép vào tử cung, sẽ kích thích tử cung co bóp gây sẩy, hoặc do bất thường về rối loạn tiết hormone.
Ngoài ra, u nang buồng trứng còn cản trở thai nhi bình chỉnh trong tử cung. Thông thường, đến tháng thứ 7 hay thứ 8, đầu thai nhi phải quay xuống dưới để dễ ra ngoài khi sinh. Nếu u lớn, nó có thể chèn vào tử cung, ép tử cung vào thành bụng khiến thai nhi không thể quay đầu được, gây đẻ khó.
Trong quá trình thai nghén cũng ảnh hưởng không tốt đến u nang buồng trứng. Khi không có thai, khối u thường nằm trong lòng tiểu khung. Nhưng khi có thai, tử cung lớn dần đã đẩy khối u vào trong ổ bụng. Ruột di động làm cho khối u bị xoắn, gây nên bệnh cảnh cấp cứu ngoại khoa, cần mổ gấp.
6. Vậy khi có thai bị u nang buồng trứng cần lưu ý những gì thưa bác sĩ? 
Khi bị u nang buồng trứng mà có thai, phải khám ngay từ tháng đầu tiên để được xét nghiệm, trong đó có siêu âm phát hiện u nang. Nếu u xoắn thì phải mổ ngay. Nếu u không bị xoắn thì có thể mổ vào ba tháng giữa vì lúc này thai nghén tương đối ổn định, ít bị sẩy do phẫu thuật hơn.
Trong khi có thai hoặc sau đẻ, nếu đau bụng thì phải đi khám ngay để nếu u bị xoắn thì được xử trí đúng đắn và kịp thời.
7. Một số cách phòng ngừa bị u nang buồng trứng thưa bác sĩ?
Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc, tình trạng béo phì cùng chế độ ăn uống mất cân bằng là những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng u nang buồng trứng
Khám phụ khoa định kỳ hàng năm hoặc 6 tháng/lần là một trong những cách tốt nhất để chị em kịp thời phát hiện và điều trị sớm u nang buồng trứng. Bởi một trong những nguyên nhân có thể gây vô sinh là u nang buồng trứng. Bởi u nang buồng trứng càng được phát hiện sớm thì càng ít có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng làm mẹ của người phụ nữ.
Mask
Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN