10 lý do khiến lúc nào bạn cũng thấy đói

Ăn nhiều nhưng không đủ chất hoặc thường xuyên tiêu thụ carbs xấu khiến cơ thể mất cân bằng, rối loạn hormones kéo theo cảm giác thèm ăn, nhanh đói.

Ăn nhiều tinh bột11. tại sao bạn luôn đói

Carbs tinh chế thường có trong bánh mỳ, gạo trắng, mỳ ống, các loại bánh kẹo… gần như không còn hoặc có rất ít chất xơ tự nhiên làm bạn tiêu hóa nhanh hơn và cũng nhanh đói hơn. Vì vậy hãy chọn các loại carbs toàn phần là các loại ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, hạt… có lượng chất xơ cao giúp ăn ít mà vẫn no lâu, ít thèm ăn cũng như có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.

Tiểu đường

Nhanh đói là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh này có thể được chẩn đoán thông quá xét nghiệm máu.

Vận động nhiều

Tập luyện cường độ cao khiến cơ thể đốt cháy calo nhiều hơn so với calo tiêu thụ nên nhanh đói. Để khắc phục, bạn có thể thêm các bữa ăn nhẹ vào trước và sau buổi tập nhằm tăng cường hiệu quả tập luyện đồng thời giảm thiểu khả năng tổn thương cơ bắp nếu cơ thể phải làm việc quá sức.

Tác dụng phụ của thuốc11. tại sao bạn luôn đói1

Một số loại thuốc điều trị trầm cảm, tiểu đường thường làm bệnh nhân tăng cân do làm xáo trộn các chỉ số hormones. Trường hợp bạn tăng cân ngoài tầm kiểm soát hoặc hoặc bị đói quá mức khi sử dụng thuốc hãy sớm thăm khám ý kiến của bác sĩ.

Quá căng thẳng

Lo lắng, stress thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe và gây tăng hormone cortisol, dẫn đến gia tăng sự thèm ăn của cơ thể. Ăn uống theo cảm xúc là một dạng rối loạn khá phổ biến rất dễ dẫn đến béo phì. Trị liệu tâm lý, thiền định, tập thể dục… là một trong những cách để cân bằng cuộc sống, giúp hạn chế tình trạng này.

Ăn nhanh

Nhai nhanh, vừa ăn vừa làm việc… là thói quen có hại cho sức khỏe và cân nặng. Các nhà khoa hoa đã chỉ ra rằng tốc độ nhai tỷ lệ thuận với tốc độ thèm ăn của cơ thể. Vì vậy, hãy nhai chậm, từ từ thưởng thức món ăn, thay vì giữ tâm lý ăn cho qua bữa.

Thiếu ngủ11. tại sao bạn luôn đói2

Thiếu ngủ làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Sự thèm ăn chủ yếu được điều chỉnh bởi hai loại hormone là leptin và ghrelin. Leptin là một hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ của cơ thể. Hormone này sẽ gửi tín hiệu ngừng ăn tới bộ não khi chúng ta ăn no. Trong khi đó, ghrelin là hormone kích thích sự thèm ăn, đặc biệt là những món ăn giàu calo. Theo các nhà khoa học, những người ngủ ít hơn 5 giờ một ngày thì lượng leptin giảm 15% và lượng ghrelin tăng 15%. Do đó, những người thiếu ngủ thường ăn nhiều hơn so với những người ngủ đủ giấc.

Đồ uống có cồn

Rượu cũng làm giảm leptin, khiến não bộ bị nhầm lẫn về việc đã no hay chưa.

Thiếu nước

Những người uống đủ nước thường có xu hướng ăn ít hơn. Tuy có vẻ kỳ lạ nhưng thực tế não bộ có thể bị nhầm lẫn giữa cảm giác đói và khát nên dễ dẫn đến việc bạn thường xuyên thấy thèm ăn khi uống ít nước. Hãy uống đủ nước và đừng quên bổ sung các loại trái cây, rau củ trong chế độ ăn để góp phần giảm cảm giác thèm ăn.

Ăn thiếu chất11. tại sao bạn luôn đói3

Thiếu bất kỳ nhóm chất nào cũng làm cơ thể mất cân bằng, luôn thấy thèm ăn, nhanh đói. Chất béo lâu tiêu nên khi bổ sung đủ chất này sẽ giúp dạ dày mất nhiều thời gian tiêu hóa, từ đó no lâu. Bạn cần chọn chất béo lành mạnh có nhiều trong cá, quả bơ, các loại hạt…

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều protein trong ngày giúp bạn ít nghĩ đến thực phẩm hơn. Ngoài ức gà, trứng, cá… protein cũng có nhiều trong sữa, ngũ cốc, các loại đậu.

Theo Duk Sun (ngoisao.net)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN