Sốt hậu sản – biến chứng có thể gặp ở sản phụ sinh mổ

Trong giai đoạn sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không rất dễ mắc một số biến chứng, bao gồm cả sốt hậu sản.

Sinh mổ nếu mang thai quá sớm rất nguy hiểm (ảnh minh họa) Vì sao nên tránh mang thai sau 1, 2 năm sinh mổ

Hiện nay rất nhiều chị em có nhu cầu “sinh đẻ một thể”, nhưng với các chị em sinh mổ có nên làm điều này?

Nhiều nguyên nhân dẫn đến sốt hậu sản

Theo TS. BS Lê Thị Phương Huệ có rất nhiều hình thái dẫn đến sốt hậu sản như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo; viêm niêm mạc tử cung; viêm phần phụ và dây chằng rộng; viêm phúc mạc, tiểu khung; viêm phúc mạc toàn bộ; nhiễm khuẩn huyết; viêm tĩnh mạch, viêm tắc tuyến vú… Biến chứng này có thể gặp ở cả sản phụ sinh thường và sinh mổ nhưng phổ biến hơn ở sản phụ sinh mổ.

Không ít sản phụ còn bị sốt sau sinh do viêm tắc tuyến vú, cương vú do sữa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm vú với các biểu hiện vú cương, đau, đỏ, đầu vú nứt nẻ… Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển thành áp xe vú.

Sốt do nhiễm khuẩn vết mổ cũng có thể xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do cơ địa sản phụ kém, hoặc mắc các bệnh mãn tính; Xuất huyết trong thai kỳ khi chuyển dạ hay sau khi sanh; Cơ sở vật chất trang thiết bị không đảm bảo vô khuẩn; Các thủ thuật sản khoa không vô trùng; Chăm sóc trước, trong và sau đẻ không đảm bảo quy trình; Các sang chấn đường sinh dục; Chuyển dạ kéo dài, ối vỡ non, ối vỡ sớm; Sót nhau; bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung từ trước…

 Lưu ý mang thai lần 2 sau khi sinh mổ lần 1

Sinh mổ từ lâu đã được nhiều chị em lựa chọn như một phương pháp vượt cạn màu nhiệm giúp giảm đau đớn và nguy hiểm cho ca sinh đẻ…

Triệu chứng ban đầu của biến chứng sốt hậu sản có thể chỉ là sốt nhẹ ( trên 38 độ C), đau tấy, mưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, mệt mỏi, ăn uống kém, tấy đỏ quanh vết khâu… Nếu nặng, sản phụ có thể sốt rất cao, rét run, choáng, hạ huyết áp…

Còn trong trường hợp sinh mổ, theo nguyên tắc, sản dịch vẫn sẽ chảy ra ngoài âm đạo như khi sinh thường và đây là dấu hiệu cho thấy tử cung đang hồi phục tốt. Trong 3-4 ngày đầu, sản dịch có màu đỏ tươi, sau đó lượng máu dần dần bớt đi và chuyển qua màu hồng, màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Đến khoảng ngày thứ 10 sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu.

Nếu thấy sản dịch không chảy ra sau sinh, sản dịch có mùi hôi hay sản dịch có màu đỏ tươi trở lại, chị em cần phải báo ngay với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản, sót nhau hoặc băng huyết rất nguy hiểm với bà mẹ sau sinh.

Lưu ý tránh các biến chứng sốt hậu sản sau khi sinh mổ
Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không rất dễ mắc một số biến chứng, bao gồm cả sốt hậu sản. Ảnh minh họa

Lưu ý tránh các biến chứng sốt hậu sản sau khi sinh mổ

Để tránh gặp biến chứng sốt hậu sản sau khi sinh mổ, sản phụ cần lưu ý giữ gìn vết mổ để tránh bị nhiễm khuẩn và tránh cương vú, tắc sữa…

Vết mổ là vết thương, do vậy cần giữ khô sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu vết mổ sưng đỏ đau hoặc chảy dịch vàng là những dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra.

Để tránh những biến chứng có thể xảy ra trong thời kỳ hậu sản sau sinh mổ, sau khi sinh sản phụ không nên nằm bất động một chỗ trên giường, cần xoay trở nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái, trong ngày đầu tiên sau mổ. Sang đến ngày thứ 2 trở đi, nên ngồi dậy và đi lại.

Nếu không chịu đi lại sau khi sinh mổ, nhu động ruột sẽ chậm hồi phục, từ đó dẫn đến chứng táo bón rất khó chịu ở chị em sản phụ. Đồng thời đây cũng là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng làm hình thành các cục máu đông ở chân, tay và gây viêm phổi sau phẫu thuật (do nằm một chỗ, phổi bị ứ đọng).

Việc vận động đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…

Sinh thường và sinh mổ: Phương pháp nào tốt hơn? Sinh thường và sinh mổ: Phương pháp nào tốt hơn?

Đây là câu hỏi băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Ngày nay rất nhiều mẹ bầu chọn phương pháp sinh mổ thay vì sinh thường theo tự nhiên. Một phần lý do là sợ đau và liên quan đến vấn đề thẩm mỹ.

Nên mát-xa bụng (tránh vết mổ) mỗi ngày giúp cho tử cung co hồi tốt và đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Cần cho bé bú sớm, động tác cho bú cũng làm tăng sự co hồi tử cung, tránh chảy máu sau sinh mổ.

Sau khi sinh sang tuần thứ hai, thời gian này, mẹ nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt.

Sau khi tắm xong, dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch. Có thể vệ sinh vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10%, giúp vết mổ sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng.

Đặc biệt không nên thoa các loại thuốc kháng sinh, hay đắp lá trầu, tỏi giã lên vết mổ.

Thay băng vết thương phải sử dụng kỹ thuật vô khuẩn và sử dụng băng vô trùng.

Rửa tay trước và sau khi thay băng và khi có bất kỳ tiếp xúc nào với vị trí vết mổ.

Nếu có dấu hiệu sốt bất thường cần đưa sản phụ đến các cơ sở y tế kiểm tra.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem thêm:

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN