Những biện pháp để chăm sóc đôi mắt cho trẻ

Để giúp trẻ sẵn sàng cho cả năm học, ngoài việc trang bị cho trẻ có một sức khỏe tốt, việc chăm sóc đôi mắt cũng không kém phần quan trọng. Sau đây là một số vấn đề phụ huynh cần lưu ý để giúp cho trẻ có một đôi mắt khỏe mạnh.

  1. Sắp xếp góc học tập tại nhà phù hợp

Trước tiên là bàn học phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bàn học phải đặt nơi có đầy đủ ánh sáng, tốt nhất là đặt gần cửa sổ. Ngoài ánh sáng thiên nhiên, hoặc đèn trên trần nhà, nên có thêm đèn để bàn. Chỉnh chụp đèn để bàn sao cho ánh sáng không chói vào mắt, để đèn phía bên trái chiếu qua để tránh bóng tay che khuất khi trẻ viết bài. Hướng dẫn trẻ ngồi tư thế thẳng lưng, khoảng cách từ mắt đến mặt bàn trong khoảng 35cm.

1374201097_webtretho-studydesk-500-jpg

  1. Tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ

Thay vì cho trẻ chơi game, giải trí nhiều trên tivi hoặc các loại máy tính bảng, phụ huynh nên hướng cho trẻ vui chơi giải trí ngoài trời, đi dã ngoại, tham gia các loại hình thể thao, văn nghệ… Sẽ rất hữu ích cho trẻ vì ngoài hiệu quả giúp trẻ giảm bớt áp lực cho mắt khi phải tập trung nhìn gần nhiều, nó còn giúp cho trẻ nâng cao thể lực cũng như kiến thức trong cuộc sống, hòa nhập tốt với cộng đồng.

Ecopark-7184-1432863207

  1. Chăm sóc mắt
  • Dinh dưỡng: Bảo đảm một chế độ dinh dưỡng tốt. Cho trẻ ăn gan, cá, tôm, thịt, trứng, sữa, rau củ, trái cây các loại… để tăng hàm lượng vitamin A cho cơ thể. Cung cấp nhiều dầu mỡ, đặc biệt là dầu cá nhằm giúp cơ thể của trẻ chuyển hóa tốt canxi, tăng độ đàn hồi của nhãn cầu và chống tật cận thị. Các mẹ cũng nên cho trẻ ăn thường xuyên các loại ngũ cốc giàu vitamin E, để củng cố vỏ nhãn cầu, phòng ngừa cận thị.
  • Khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng.
  • Khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường.

Khi trẻ có một trong những dấu hiệu sau, nên đưa trẻ đi khám ngay: thường xuyên viết bài sai, hoặc phải nhìn vào vở của bạn để chép bài, khi ngồi học hoặc đọc trẻ cúi sát mặt gần vào vở, ngồi sát màn hình hoặc nghiêng đầu sang một bên khi xem tivi, trẻ than nhức đầu, nhức mắt hoặc nhìn mờ….

  • Cách chăm sóc mắt cho trẻ bị mắc tật khúc xạ (cận, viễn , loạn thị):

Lỡ như trẻ đã mắt bệnh về mắt và phải đeo kính, để giúp trẻ có được thị lực tốt, giảm việc tăng độ thêm nặng, bạn nên cho trẻ khám mắt và đo lại độ khúc xạ định kỳ mỗi 6 tháng để kịp thời thay kính khi có thay đổi độ.

kham-mat-cho-tre-o-dau1

Những trẻ chưa quen với lần đầu mang kính, hãy cho trẻ tập làm quen dần bằng cách mang kính trong thời gian ngắn trong ngày, sau đó dần dần tăng thời gian mang kính lên, đến khi trẻ thấy thoải mái với kính thì khuyến khích trẻ mang kính thường xuyên, chỉ trừ lúc ngủ. Chọn gọng kính nhẹ, phù hợp với khuôn mặt, không quá to cũng không quá nhỏ, khi mang kính phải thoải mái, không đè nặng lên mũi cũng như không xiết chặt vào thái dương và 2 bên vành tai.

Đối với trẻ có độ cận cao, nên chọn tròng kính siêu mỏng để tạo tính thẩm mỹ và nhẹ nhàng thoải mái hơn khi mang kính. Trẻ nhỏ chưa biết cách bảo quản kính, nên chọn loại tròng kính chống trầy.

Bs. Nguyễn Thị Mai

(CKII, Bệnh viện Mắt Cao Thắng)

Phụ Nữ Này Nay

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn
CHIA SẺ

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN