6 kiểu ‘quậy’ tiết lộ trẻ có IQ cao

Trong quá trình trưởng thành, não bộ của trẻ phát triển cùng cơ thể. Nhưng phụ huynh không nắm được “luật tăng trưởng” nên suy diễn trẻ có biểu hiện bất thường.

Trên thực tế không phải vậy. Thậm chí, với trẻ có các “vấn đề” dưới đây, thì cha mẹ có thể mừng vì đó là trẻ IQ cao.

Trẻ “hay chuyện”

Nhiều trẻ rất thích nói, thậm chí là nói leo vào câu chuyện của cha mẹ và người lớn, khiến họ phật ý. Không ít trẻ thậm chí tự nói chuyện một mình, khiến bố mẹ hoang mang.

g1Ảnh minh họa: Aboluowang.

Thực tế, so với trẻ khác, trẻ biết nói sớm có khả năng ngôn ngữ tốt, có thể thành thạo nhiều từ vựng từ sớm so với bạn đồng trang lứa. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ nói nhiều ở trường, khi ở tuổi trung niên có trí nhớ tốt hơn, nói năng trôi chảy hơn, kiểm soát tình hình tốt hơn.

Trong khi đó, trẻ ít nói, khi trưởng thành và đến tuổi trung niên sẽ trở nên ít nói, không giỏi trong việc xử lý các mối quan hệ cá nhân.

Trẻ không chịu ngồi yên

Kiểu trẻ này lúc nào cũng luôn chân luôn tay nghịch ngợm, không khi nào chịu ngồi yên một chỗ. Với những trẻ như vậy, việc ngồi trong lớp học 45 phút là một thử thách, bởi vì chúng không ngừng ngọ nguậy, mày mò những thứ hay ho xung quanh mình.

Dù trong mắt phụ huynh hay giáo viên, đây là những em bé gây đau đầu, thì thực tế đó là một đứa trẻ thông minh. Trẻ em năng động có suy nghĩ tích cực, trí tưởng tượng đầy phong phú và sáng tạo. Khi đứa trẻ chuyển động, không chỉ cơ thể, mà là não của trẻ cũng theo dõi các hoạt động, tốc độ làm việc của não nhờ thế cũng tăng tốc theo. Trong điều kiện hoạt động tốc độ cao của não, khả năng phản ứng và phối hợp của các chi với não bộ cũng được tăng cường.

Trẻ vẽ khắp nơi

Khi trẻ khoảng 3 tuổi, chúng rất thích vẽ. Đương nhiên những “bức tranh” trẻ vẽ lúc này chỉ ngẫu nhiên, mang tính biểu tượng mà người lớn “không tài nào hiểu nổi”. Điều thú vị là trẻ không quan tâm lắm đến việc chỗ nào được vẽ, chỗ nào không, và thế là chúng vẽ hết lên giấy, sách, tường, cửa, thậm chí cả cốc chén, cả người chúng… Người lớn không nên căng thẳng vì điều này.

g2Khi trẻ khoảng 3 tuổi, chúng rất thích vẽ. Ảnh: Aboluowang

Lý do đơn giản, đứa trẻ đang “giải phóng” những suy nghĩ đầy sáng tạo của chúng. Thay vì cho trẻ trận đòn vì dám vẽ lên tường, tốt nhất nên hướng dẫn chính xác cho bé chỗ được vẽ, để trẻ có cơ hội được sáng tạo theo cách chúng muốn.

Trẻ thích ra lệnh

Nhiều trẻ em không thích bị dẫn dắt, quản lý, thậm chí còn trở thành kẻ đầu têu, sai khiến những trẻ em khác, ví dụ anh chị em trong nhà. Dù việc này khiến cho nhiều phụ huynh không hài lòng, nhưng không thể phủ nhận những trẻ này luôn đưa ra các sáng kiến thú vị, có khả năng thu hút trẻ khác, đồng thời có kỹ năng tổ chức, lãnh dạo tốt. Nếu được giáo dục và dẫn dắt đúng cách, con có thể trở thành một nhà tổ chức xuất sắc trong tương lai.

Trẻ thích bắt chước

Đừng phiền lòng nếu con bạn đi giày cao gót, đánh son của mẹ, hay vẽ râu nguệch ngoạc lên mặt cho giống bố. Trẻ làm vậy chứng tỏ một điều, em bé có khả năng quan sát và khả năng học tập tốt, IQ cao.

Khả năng bắt chước là nền tảng của khả năng học tập, mỗi người chúng ta cũng đều bắt đầu từ việc bắt chước và sau đó tiến bộ dần lên. Trẻ em trong giai đoạn bắt chước thường “chệch choạc”, tuy nhiên sau khi thành thạo các kỹ năng cơ bản nhất, khả năng sáng tạo của trẻ cũng được tăng cường theo. Những trẻ này khi lớn lên, khả năng học tập sẽ hơn các trẻ em cùng độ tuổi.

g3Trẻ có năng khiếu với các hình khối có thể xếp hình đến quên ăn. Ảnh: Aboluowang.

Trẻ mê chơi

Nhiều trẻ yêu thích và có thiên hướng đặc biệt với một bộ môn nào đó. Ví dụ, trẻ có năng khiếu với các con số hoặc các hình khối, chúng thích đếm mọi thứ xung quanh mình, thậm chí giỏi vô cùng trong việc nhớ số điện thoại của bố mẹ. Trẻ khác thì thích chơi lego, hình khối, thậm chí có thể xếp hình đến quên ăn.

IQ của những trẻ này tốt hơn các bạn khác. Khi phát hiện con có những thiên hướng đặc biệt như vậy, nên lưu tâm bồi đắp, bởi điều này còn có thể ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp tương lai của trẻ.

Thùy Linh (Theo VnExpress)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn
CHIA SẺ

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN