Định kiến với phụ nữ qua mắt đàn ông

T

rong những cái nhìn định kiến với phụ nữ, có lẽ người mẫu của body-painting phải chịu nhiều điều tiếng nhất vì mức độ nhạy cảm của công việc. Những chia sẻ của họa sĩ Ngô Lực (Sài Gòn) và Phương Vũ Mạnh (Hà Nội) – hai tiếng nói tiên phong cho nghệ thuật hình thể (body-painting) tại Việt Nam thể hiện sự trân trọng với những cô gái dám bước qua sự kỳ thị này.

maxresdefault

Cũng xin nhắc lại, đến tháng 3/2010 thì Việt Nam mới lần đầu tiên có nghệ thuật body-painting trong một triển lãm được cấp giấy phép – triển lãm Cuộc sống của Phương Vũ Mạnh tại L’Espace, Hà Nội. Tuy nhiên, cơ quan quản lý văn hóa vẫn không cho phép người mẫu khỏa thân hoàn toàn, cũng không cho mặc đồ lót bikini mà phải mặc đồ lót quây. Dù vậy, đây vẫn là một bước tiến trong quá trình làm việc và nỗ lực đi tiếp với body-painting của các nghệ sĩ.

Lúc các anh chọn nữ nghệ sĩ cho body-painting từ khoảng 7-10 năm trước, các anh có đoán trước được những định kiến và khủng hoảng không?

Ngo-Luc-1Ngô Lực: Khi chọn mẫu nữ khỏa thân tôi đã đoán trước đó là một vấn đề vô cùng khó khăn. Nguyên việc chụp hình thôi đã quá khó, huống chi vẽ lên người trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Bởi với đa số tầm nhận thức và định kiến văn hóa ở Việt Nam thì nghệ thuật thân thể là dường như không thể… Tôi không cho rằng đây là một quan điểm hay cách nhìn đơn thuần, mà là một định kiến thực sự, nên đôi khi cái gì cũng muốn gắn cho thuần phong mỹ tục để “hết nợ”, để qua đó tiếp tục một định kiến kém văn minh của mình.

Phương Vũ Mạnh: Lúc chúng tôi bắt đầu thì nghệ thuật body-painting còn quá mới lạ đối với cộng đồng Việt Nam. Với người mẫu cho nghệ thuật tranh, ảnh nude thì lúc đó đã là một chuyện thông thường và triển lãm tranh, ảnh nude đã được giới chức cấp giấy phép hoạt động. Nhưng với body-painting thì lại khác. Họ chưa biết xếp body art vào loại hình nghệ thuật nào của Việt Nam cho nên việc xin giấp phép để làm triển lãm, biểu diễn body art là việc rất khó khăn.

Bản thân nghệ sĩ nữ tham gia làm body art với mình phải là một người thực sự có đam mê, trọng cái mới thì mới có thể vượt qua được rào cản văn hóa cũ và định kiến của những người sống theo thói quen, lối mòn. Họ phải là người mạnh mẽ, trong sáng thì mới có thể cảm nhận được việc họ đang làm là một nghệ thuật đích thực. Khởi đầu thì việc tìm được một nghệ sĩ nữ có đầy đủ những yếu tố trên là rất khó khăn. Nhưng niềm đam mê thì vẫn cứ cháy. Tôi vẫn cứ tiếp tục tìm kiếm, tiếp tục lên những ý tưởng cho nghệ thuật của mình, cho dù là chưa có đủ điều kiện để đưa nghệ thuật này ra với công chúng lúc đó. Những tác phẩm được sinh ra lúc đó chỉ được tồn tại trong xưởng của mình.

Đến nay thì định kiến đó có bớt đi chưa, sau nỗ lực không mệt mỏi của các anh?

Ngô Lực: Phần lớn tác phẩm mà tôi được vẽ một cách hoàn chỉnh, không e ngại thì chỉ có một số nhỏ ba đến năm người thường xuyên tham gia, vì họ đều là những người có cá tính, dám sống thật với những điều mình muốn… Họ cũng tạm biết bỏ ngoài tai những dư luận và độc lập đời sống cá nhân. Rõ ràng con số ấy là còn quá ít cho một cộng đồng đang trong ở thế kỷ 21, nơi đáng lý việc bình quyền nam nữ phải được xóa bỏ mặc cảm tương đối. Không lẽ cái mỹ tục của chúng ta không coi trọng nghệ thuật? Không phân biệt đâu là một tác phẩm nghệ thuật, đâu là một hình ảnh khiêu dâm? Tôi nghĩ đã là mỹ tục thật sự thì sẽ phân biệt được, còn không chỉ là hủ tục mà thôi.

Phuong-Vu-ManhPhương Vũ Mạnh: Thời đại thông tin bùng nổ đã lâu, mặt bằng văn hóa thế giới đã giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau cũng đã lâu nhưng ở ta thì việc tự do thân thể và cá nhân vẫn chưa được nhiều người quan tâm. Có lẽ nhiều người Việt vẫn chưa thực sự ý thức được điều này. Nhiều người còn bị tiềm thức phong kiến quá nặng nề chăng?  Một đứa trẻ châu Á sinh ra ở châu Âu sẽ có tính độc lập sớm hơn một đứa trẻ châu Âu được sinh ra tại châu Á là vì sao? Có lẽ là do sự ảnh hưởng giáo dục từ xã hội và gia đình. Điều này có nên xóa nhòa ranh giới để xóa bỏ định kiến không? Đương nhiên rồi.

Bản thân tôi cũng phải vượt qua những định kiến của gia đình, bạn bè, xã hội để dấn thân vào công việc mình đã chọn, thậm chí còn phải hy sinh tình cảm riêng tư khi bạn gái không đồng ý. Tôi chỉ dành thời gian cho việc suy nghĩ đến tác phẩm và phương án thực hiện nó chứ không dành thời gian cho việc tìm hiểu xem có bao nhiêu người thích hoặc không thích. Có lẽ đó là điểm căn bản để tôi vượt qua được những định kiến và khủng hoảng.

 Nhà văn-nhà lý luận phê bình văn học Ngô Thảo

nha-van-Ngo-Thao

“Mấy cháu gái của tôi hiền ngoan và nhút nhát lắm, vậy mà sang Mỹ học, khi về nước nghỉ hè tôi thấy đứa nào cũng có hình xăm. Hỏi có đau không? Đau chứ ạ? Vậy xăm để làm gì? Để thử sức chịu đựng và tự tin hơn.Quan trọng là các cháu tôi theo học ngành nghệ thuật. Chúng thấy xăm mình đẹp. Tôi thấy cũng dễ thương, chắc vì nó là cháu mình. Bố nó là đạo diễn khi nhìn thấy hình xăm của con chỉ nói: Chỉ thế thôi đấy nhé. Các cháu xăm hình ở vai, ở tay. Chắc là bạn học bên Mỹ đều thế cả, không xăm sẽ lạc lõng. Với bạn trẻ thì đó cũng là phong trào thôi, chẳng hại gì. Bây giờ bạn trẻ được tự do hơn, và ta cũng cần tôn trọng bản sắc cá nhân của họ”.

 

Nhà báo Lê Thấu – Nguyên tổng biên tập báo Sức Khỏe

nha-bao-La-Thu“Trước kia chúng ta cứ bị ám ảnh bởi ý nghĩ chỉ bọn tướng cướp, tù tội thì mới xăm mình. Thậm chí có người phải đi xóa hình xăm để tránh thị phi. Bây giờ xăm mình lại là mốt của bạn trẻ, của những người có cá tính. Tôi thấy phụ nữ xăm mình hay thậm chí hút thuốc trông cũng hay mắt. Họ dám thể hiện nét riêng độc đáo của mình. Mỗi hình xăm đều mang thông điệp ý nghĩa nào đó. Nó khiến người xăm mình cảm thấy đặc biệt, tự hào hoặc những cảm xúc tích cực. Vậy thì cớ gì mà không xăm? Tất nhiên, mỗi người sẽ chọn một hình xăm nào đó phù hợp, họ đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm sống để tạo nên những hình xăm đẹp trong mọi nhẽ. Phụ nữ là phái đẹp nên họ làm gì cũng vì vẻ đẹp và hạnh phúc của chính họ mà thôi”.

 

Trần Ngọc Ẩn – Giám đốc điều hành REALTOOL LTD

Tran-Ngoc-An

“Lẽ dĩ nhiên đàn ông bao giờ cũng thích người phụ nữ nhỏ bé nằm trong vòng tay của mình, không quá thông minh, không quá giỏi giang hơn mình đặc biệt là càng không được có khoảng cách gần và va chạm với người đàn ông khác. Phụ nữ có gia đình mà đi học khiêu vũ nên tế nhị lôi kéo chồng và cả gia đình vào bộ môn này. Trong buổi tập có thể trao đổi giữa các cặp nhảy nhưng khéo léo để thể hiện nó chỉ như một môn thể thao có tác động tích cực. Một phụ nữ biết vài điệu nhảy cũng làm cho chồng hãnh diện hơn, đặc biệt là ở những buổi dạ tiệc giữa các đối tác với nhau…”

 

Nguyễn Hữu Duy – diễn viên nhà văn hóa quận Bình Thạnh

Nguyen-Huu-Duy

“Khiêu vũ là một bộ môn thể thao và được cả thế giới công nhận nhưng đó là chuyện của những vận động viên khiêu vũ, những vũ công chuyên nghiệp. Tôi nghĩ khó có người đàn ông nào chấp nhận vợ mình nắm tay người đàn ông khác hay có những cử chỉ thân mật. Cá nhân tôi vẫn muốn người vợ hay người em gái của mình có cuộc sống thoải mái, hiện đại nhưng không nhất thiết phải đi học khiêu vũ. Xã hội bây giờ phát triển có rất nhiều hình thức giải trí lành mạnh khác”.

 

NHƯ HÀ, KIỀU MAI, T.GIANG (Phụ Nữ Ngày Nay)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN