Bố mẹ ơi, già vẫn khoẻ, vẫn dễ tính nhé!

Rồi chúng ta cũng phải già, nhưng ngày ấy chưa đến. Việc bây giờ cần làm là chăm sóc bố mẹ ta khi các cụ đã về hưu. Làm gì để bố mẹ khỏe lâu, vui vẻ và bớt giận dỗi?

Hãy lắng nghe Chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Thương và chị Lê Lan Anh – Phụ trách nội dung ấn phẩm Phụ Nữ Ngày Nay trò chuyện về chủ đề này nhé!

26101970_808310516019115_1645181834_o

Từ trái sang: Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thương, MC Ngọc Vy và chị Lê Lan Anh.

VÌ SAO NGƯỜI GIÀ KHÓ TÍNH?

Người ta thường cho rằng: Người già được nghỉ hưu, ở nhà bế cháu, hưởng phúc lành của con cháu mới chính là cuộc sống an nhàn cuối đời. Thực tế không như vậy, tuổi già đồng thời với sự nặng nề của cơ thể, tinh thần, tâm lý cũng sẽ già nua, sa sút theo. Khi bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, họ thường kỹ tính, cuộc sống bó hẹp trong gia đình nên họ thường suy nghĩ về bản thân nhiều hơn. Ngược lại, con cháu trẻ trung, năng động có suy nghĩ thoáng hơn nên trong gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà dễ nảy sinh mâu thuẫn.

1638-benh-tram-cam

Chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Thương chia sẻ: “Người cao tuổi thường có những suy nghĩ tiêu cực. Vì khi về già, người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn không chỉ là biến đổi về tình trạng sức khoẻ mà còn về khả năng lao động và các nhu cầu khác bị giảm sút, phần lớn người già có cảm giác mình không còn giá trị, lo lắng khi không được người khác tôn trọng. Họ cảm thấy như mình bị mất đi tất cả quyền lực, điều này gây cho họ một cú sốc thật sự. Đó là chuyển từ trạng thái lao động sang nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực sang tiêu cực. Do vậy người cao tuổi sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm cách thích nghi với cuộc sống mới và có những biểu hiện tâm lý phức tạp.

Đặc biệt sự thay đổi về hormone của người phụ nữ khi lớn tuổi là một trong những nguyên nhân chính, do lượng estrogen giảm xuống thấp đáng kể khiến cho người phụ nữ có nhiều sự thay đổi về mặt tâm lý và sinh lý. Thay đổi về mặt sinh lý dẫn đến việc người phụ nữ có thể mắc phải một số bệnh về tim mạch, xương, nội tiết…”.

Cảm thấy bất lực và tủi thân

Đa số người cao tuổi nếu còn sức khỏe vẫn còn có thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, có thể tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có một số người do tuổi tác cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu. Vậy nên dễ nảy sinh tâm trạng chán nản, buồn phiền và hay tự dằn vặt mình.

PracBrochure24

Chị Lan Anh, phụ trách nội dung của ấn phẩm Phụ Nữ Ngày Nay tâm sự: “Vào các dịp lễ hay cuối tuần, tôi thường đưa các con sang nhà ông bà cùng ăn tối, vui vẻ trò chuyện với bố mẹ, thậm chí khi về còn mang đồ ăn về, bởi vì mình cảm nhận nó không chỉ ngon, mà còn tạo cho bố mẹ cảm giác thoải mái, vui vì cảm thấy mình còn có ích, còn chăm lo được cho con và các cháu. Tôi khuyến khích bố mẹ mình làm bất kỳ công việc gì ông bà muốn để vận động trí não một cách dễ chịu nhất, tránh làm căng thẳng, như vậy sẽ khoẻ hơn là nghỉ ngơi hoàn toàn”.

Nói nhiều hoặc trầm cảm

Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu. Người cao tuổi trở thành những người khó tính, hay can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó.

Chị Lan Anh cho biết, chị có con đang du học ở nước ngoài và chị nghĩ: “Chia sẻ với con như những người bạn, người đồng hành, có những thứ cũng nên lắng nghe và tiếp thu từ con, vì mỗi thời đại mỗi khác nhau, con được tiếp xúc những nền văn hoá, văn minh mới lạ từ đất bạn cũng rất có ích cho mình, tại sao không? Không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái, mà nên chọn lọc tiếp nhận từ con những điều đúng đắn”.

Sợ phải đối mặt với cái chết

Sinh tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy người cao tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. Có trường hợp người lớn tuổi bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu… số khác họ không chấp nhận, lảng tránh điều đó và luôn phập phồng lo sợ, chán nản mỗi ngày.

những-nguyên-nhân-cao-huyết-áp-ở-người-cao-tuổi

Để khắc phục, người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục thể thao, kiểm tra sức khoẻ định kỳ, tiếp xúc nhiều với xã hội, nhiều người ở mọi lứa tuổi khác nhau để tâm hồn mình giữ được sự trẻ trung, khoẻ mạnh. Nhưng cần nhất vẫn là sự quan tâm của con cháu dành cho cha mẹ, ông bà.

Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn

Con cháu thường bận rộn với cuộc sống. Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, được nhiều người quan tâm, lo lắng và ngược lại.

Hãy để cho bố mẹ được tham gia vào các câu lạc bộ hưu trí, tập thể dục dưỡng sinh hay bất kỳ môi trường nào có thể giúp các cụ có cơ hội chia sẻ, tâm sự và hoạt động trí não tăng cường sự minh mẫn.

Mỗi câu nói, hành động quan tâm đều là cách thể hiện tình yêu với bố mẹ. Và nếu có thể chăm sóc, quan tâm bố mẹ theo cách tự nhiên nhất, ý nghĩa nhất mà vẫn trọn vẹn tình thương thì thực sự là một chọn lựa đúng đắn.

Glückliches Paar Senioren spielt Puzzle mit der Enkelin

Việc đơn giản là chịu khó lắng nghe và quan trọng nhất là thấu hiểu, nếu như bạn là người chín chắn, trưởng thành thì có thể đưa ra quan điểm, lời khuyên. Đừnngần ngại nói chuyện, nếu bạn là con trai (đàn ông), cũng đừng ngần ngại làm một công việc mà tưởng như chỉ có những đứa con nữ giới mới làm. Hãy chia sẻ với bố mẹ bạn như một người bạn, nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng nhất định, vừa giúp giải tỏa được vấn đề tâm lý, vừa chứng minh bản thân mình đã trưởng thành để bố mẹ có thể yên tâ, sẽ giúp cho bố mẹ bạn trẻ hơn và khỏe hơn.

CÂN BẰNG TÂM LÝ

Với kinh nghiệm và nhiều năm trong vai trò là chuyên gia tư vấn tâm lý, cô Nguyễn Thị Thương có lời khuyên hữu ích dành cho những người lớn tuổi cũng như người đang đến tuổi nghỉ hưu như sau:

Chuẩn bị tinh thần: Bản thân người về hưu cần chuẩn bị đón nhận việc nghỉ hưu và xem đó là việc bình thường, tất yếu. Khi về hưu, người cao tuổi cần chọn cho mình lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, làm việc nghỉ ngơi phù hợp với sức khỏe.

Instructor performing yoga with seniors during sports class

Chú ý sức khoẻ: Sau khi nghỉ hưu, người cao tuổi nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình, cần được quản lý, theo dõi và chăm sóc sức khỏe, thường xuyên khám và theo dõi định kỳ quý một lần, xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm các bệnh liên quan đến tuổi già để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Tạo các thói quen tốt trong ăn uống ngủ nghỉ, rèn luyện cơ thể dẻo dai bằng cách tập thể dục hàng ngày để duy trì sức khoẻ.

Tìm một công việc nhẹ nhàng, thoải mái: Với những người đã nghỉ hưu nhưng sức khỏe còn tốt, tinh lực dồi dào và có trình độ, kỹ năng vẫn có thể chủ động tìm kiếm cơ hội để làm nhiều công việc khác. Một mặt tiếp tục cống hiến cho xã hội, thể hiện giá trị của bản thân, mặt khác để nuôi dưỡng tinh thần, duy trì sức khỏe. Nên chọn công việc nằm trong khả năng của mình, tránh suy nghĩ và mất sức nhiều.

Ngọc Vân

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN