Chỗ chơi nơi bảo tàng

Với khách du lịch đến từ các nước văn minh thì ghé thăm bảo tàng là điều đương nhiên, nhưng không hiểu sao trong điều kiện Việt Nam (cả khách Việt ra nước ngoài lẫn đến bảo tàng Việt) thì chuyện vào bảo tàng lại là điều gì đó bị xem như “xa xỉ, thiếu thực tế, hoặc không hữu hiệu”…

Nhìn vào chương trình của các tour cho khách Việt có thể thấy ngay điểm đến được chọn đa số là những danh lam thắng cảnh, nơi mua sắm hoặc chốn tâm linh, còn bảo tàng nếu có thì chỉ để cho có, dễ bị thay đổi vào giờ chót. Người viết bài đã từng trở thành kẻ lạc lõng khi đi tour Singapore hay châu Âu mà cả đoàn Việt đều không chịu vào bảo tàng, đòi đi mua sắm, hoặc “sinh hoạt tự do”. Còn khi trở về Việt Nam thì mình trở thành kẻ đơn độc giữa rừng du khách nước ngoài tham quan bảo tàng Việt. Phải chăng vấn đề nằm ở nhận thức của con người (người dẫn dắt, người tham quan, người tổ chức bảo tàng), sau đó mới đến cơ sở vật chất và cách thức thiết kế không gian?
Nhìn vào chương trình của các tour cho khách Việt có thể thấy ngay điểm đến được chọn đa số là những danh lam thắng cảnh, nơi mua sắm hoặc chốn tâm linh, còn bảo tàng nếu có thì chỉ để cho có, dễ bị thay đổi vào giờ chót. Người viết bài đã từng trở thành kẻ lạc lõng khi đi tour Singapore hay châu Âu mà cả đoàn Việt đều không chịu vào bảo tàng, đòi đi mua sắm, hoặc “sinh hoạt tự do”. Còn khi trở về Việt Nam thì mình trở thành kẻ đơn độc giữa rừng du khách nước ngoài tham quan bảo tàng Việt. Phải chăng vấn đề nằm ở nhận thức của con người (người dẫn dắt, người tham quan, người tổ chức bảo tàng), sau đó mới đến cơ sở vật chất và cách thức thiết kế không gian?
Không gian tương tác trong và ngoài của NEWater
Không gian tương tác trong và ngoài của NEWater

25. chỗ chơi nơi bảo tàng3

Có nhiều nguyên nhân lý giải cho câu hỏi này, và không thể chỉ trong vài giải pháp thuộc về phần ngọn mà giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Tuy nhiên, dưới góc nhìn tổ chức không gian thì cần tham khảo xu hướng phát triển bảo tàng hiện nay trên thế giới: đến bảo tàng là phải thấy khác biệt và vui, phải hấp dẫn, phải thu hút được giới trẻ. Thậm chí ngay cả khi nội dung bảo tàng khô khan và chuyên sâu thì lại càng cần tổ chức được các giá trị bổ sung hấp dẫn, thêm vào đó các công năng giải trí và tính tương tác để hút khách, từ đó sẽ tái đầu tư cho nội dung chuyên môn của bảo tàng. Những chỗ chơi hấp dẫn trong và ngoài bảo tàng có lẽ là điều cần tính đến.

Trẻ em không dễ thu hút

Ai cũng biết trẻ em vốn hiếu động và không chịu gò bó. Nhiều bảo tàng có dây chuyền tham quan khá chặt chẽ và đòi hỏi phải theo dõi tiến trình câu chuyện cũng như hiện vật thật tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Nếu không quen nếp học hỏi khám phá từ nhỏ thì rất khó tiếp thu được nội dung trưng bày ngay cả với người trưởng thành.

Vì thế nhiều bảo tàng trên thế giới chọn cách thu hút trẻ em ngay từ những cái nhìn đầu tiên và dẫn dắt trẻ vào bảo tàng sao cho khéo. Khi các “thượng đế nhí” nằng nặc đòi vào chơi trong bảo tàng thì cha mẹ sẽ khó lòng từ chối dù có ngại ngần đến đâu. Nếu các bà các cô bị hút hồn bởi thời trang hay phụ kiện, các ông các chú hay mê đồ công nghệ… thì các bé chắc chắn sẽ bị ấn tượng bởi tạo hình lạ mắt, lối vào thu hút, ánh sáng hấp dẫn.

Thậm chí nhiều bảo tàng thuộc diện “sinh sau đẻ muộn” với hiện vật và bề dày lịch sử ít ỏi nhưng lại biết khéo bù lại bằng các “trò vui”, như trưng bày tượng nhân vật, làm phóng to hay thu nhỏ lịch sử vào sa bàn, xếp đặt hài hước, và gia tăng tính tương tác.Chiếc máy ảnh khổng lồ và bức vẽ graffiti nơi góc phố tạo thu hút cho bảo tàng nhỏ xíu nàyChiếc máy ảnh khổng lồ và bức vẽ graffiti nơi góc phố tạo thu hút cho bảo tàng nhỏ xíu này

Ví dụ như Bảo tàng máy ảnh ở phố Jalan Kledek (Singapore) là một minh chứng cho câu “nhỏ mà có võ”, bởi ấn tượng trầm trồ từ bên ngoài đến không ít xuýt xoa khen ngợi bên trong cho một nhà trưng bày có mặt bằng chỉ cỡ 200m2, với lối vào kết hợp hình khối chiếc máy ảnh khổng lồ mở cửa chính ngay tại vị trí ống kính tròn. Ai nấy đều thích thú bước lên thang sắt để chui vào trong, rồi đi xuống mấy bậc thang và khám phá cả một gia tài máy ảnh mở ra trước mắt với chỉ hai màu đen trắng.

Hay cũng ở Singapore, khu xử lý nước NEWater (một cách chơi chữ) cũng làm thành bảo tàng mang tính giáo dục cao dưới sự kết hợp công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ và sử dụng nguồn nước bền vững hơn. Không gian mang tính công nghiệp này dùng công nghệ kỹ thuật số, trò chơi máy tính, hình ảnh thị giác, tương tác video để diễn giải việc tái sử dụng nước sao cho trực quan, ngộ nghĩnh, dễ hiểu. Ngoài việc thưởng thức các cuộc triển lãm kỹ thuật số động và tĩnh, du khách có thể xem quy trình lọc nước cũng trẻ được chạy chơi quanh hồ nước đã xử lý bên ngoài để ngắm nhìn cá lội tung tăng trải dài dọc mặt tiền của công trình.

Khi “chỗ chơi” và “đồ chơi” trở thành điểm nhấn thú vị giúp bảo tàng bớt khô cứng, đơn điệu, thu hút mọi lứa tuổi tham gia
Khi “chỗ chơi” và “đồ chơi” trở thành điểm nhấn thú vị giúp bảo tàng bớt khô cứng, đơn điệu, thu hút mọi lứa tuổi tham gia

Ở Việt Nam, có thể ví dụ Bảo tàng gốm sứ Thanh Hà, Hội An đã thu hút khách và đem lại tính tương tác cao nhờ những chỗ chơi ngoài sân, chòi dạy làm gốm và khu trưng bày thế giới thu nhỏ bằng đất nung. Họ đã khéo kết hợp việc tạo ra các giá trị cộng thêm lồng với câu chuyện nghề gốm, đồ gốm mà nếu giao cho một tổ chức quản lý bảo tàng theo lối cứng nhắc đơn điệu quen thuộc lâu nay thì chắc chắn sẽ không có gì để thu hút du khách, cũng như làm giảm giá trị của nội dung trưng bày, bởi đây là dạng bảo tàng chuyên đề chỉ một nội dung về gốm, rất dễ rơi vào tình trạng đơn điệu và thiếu thuyết phục.

Người lớn cũng cần chỗ chơi

Nhu cầu giải trí ngày càng cao, và có xu hướng trẻ hóa nhanh qua công nghệ thông tin, ngôn ngữ của giới trẻ và các hoạt động mang tính lan tỏa trên truyền thông ngày càng gây ảnh hưởng đến cả nhóm xã hội tuổi trung niên vốn khá chững chạc. Bây giờ mà bảo một nhóm bạn già gặp nhau nơi nghiêm trang bàn chuyện lịch sử, khoa học thì có lẽ chỉ còn thấy ở các hội nghị hoặc giới học giả.
Từ truyền hình thực tế đến tọa đàm cùng nhân vật, trong quán cà phê hay điểm tham quan du lịch, người lớn giờ đây cũng có nhu cầu “check-in sống ảo” hoặc đơn giản hơn là thoát khỏi càng ràng buộc nghiêm túc tẻ nhạt của văn phòng, của công việc mưu sinh hàng ngày. Nói như thế không phải là cần tổ chức không gian “thiếu nghiêm túc”, mà là nên tạo sự tươi mới, trẻ trung, quan tâm nhiều hơn đến tính giải trí và thu hút tại bảo tàng như một cách tiếp cận song song với cách tiếp cận “đúng dây chuyền” quen thuộc lâu nay.

Tổ chức sân chơi là xử lý khéo léo của bảo tàng gốm sứ Thanh Hà, Hội An
Tổ chức sân chơi là xử lý khéo léo của bảo tàng gốm sứ Thanh Hà, Hội An

Các thống kê về tâm lý khách du lịch cũng chỉ ra rằng 90% nhu cầu khách đi tham quan là tìm kiếm “câu chuyện ngược chiều” về văn hóa với văn hóa gốc của mình. Văn hóa gốc là nơi sinh, nơi sống lâu năm, nghề nghiệp, giới tính, thói quen, nếp sống, cách ứng xử, những quan niệm đã thành cố hữu… thì khi có dịp tham quan du lịch người ta sẽ “thử một lần” tìm hiểu, thích thú, soi chiếu những thứ khác lạ với điều mình quá quen. Du khách không hẳn có ý định thay đổi quan niệm, nhưng vẫn muốn tìm hiểu để có trải nghiệm khác biệt.
Điều này khác với trẻ em, đối tượng dễ chấp nhận cái mới lạ và sẵn sàng thay đổi, phát triển. Hiện nay, chỗ chơi trong bảo tàng thậm chí đã vượt ra khỏi khái niệm “chơi” thuần túy để giải trí hay thư giãn, nó là đẳng cấp, là thương hiệu của địa điểm! Ví dụ như hát bài chòi ở bờ sông Hoài (Hội An) góp phần tạo nên giá trị thương hiệu du lịch, cho dù khách chưa chắc đã hiểu hay đã chơi trò này.25. chỗ chơi nơi bảo tàng6

Chính vì thế mà ngay cả bảo tàng dạng mỹ thuật cổ điển lâu đời Louvre cũng có chương trình “ăn và ngủ bên Mona Lisa”, trong đó khách sẽ được trải nghiệm cảm giác phục vụ ẩm thực và ngủ đêm ngay trước bức tranh nổi tiếng Mona Lisa của Leonardo da Vinci. Hoặc trải nghiệm một đêm cùng sinh vật biển trong Bảo tàng hải dương và thủy cung quốc gia Kenting, Đài Loan (NMMBA) cũng là dạng tạo chỗ chơi cho khách, miễn sao không ảnh hường đến vật phẩm trưng bày và gia tăng tính độc đáo, sáng tạo cho hoạt động của bảo tàng.

Chơi cho ra lịch mới là chơi là cách mà bảo tàng bờ kè (Quai du Brandly, Paris, Pháp) đã làm toàn bộ cảnh quan bên ngoài hoàn toàn khác biệt hẳn với nghệ thuật sân vườn phổ biến ở Pháp. Tất cả các cây hoang dã như cỏ từ Phi Châu, ao nước thả vịt và bèo tấm Nam Á, đá và cát đỏ từ New Caledonia… được thiết kế dưới tầng trệt của bảo tàng để khách và cư dân chung quanh trải nghiệm như một nơi công cộng (hoàn toàn miễn phí). Điều này tạo ra một nơi “chơi” đáng giá dù bảo tàng không mở cửa người ta vẫn ghé vào. Điều này gợi cho chủ đầu tư xứ Việt cần nhìn lại thói quen hoàn thiện cảnh quan, sân vườn chỉ loay hoay với cái mình có, từ công sở đến tư dinh và nơi công cộng chỉ biết dùng non bộ bonsai, hay tệ hơn khuân về cây quý hoa đẹp trên rừng về để “nhốt” trong khuôn viên của mình.

25. chỗ chơi nơi bảo tàng7

Như vậy, nếu xem công trình kiến trúc là bản tổng phổ hoàn chỉnh từ xây dựng, cảnh quan đến nội thất, thì tạo ra chỗ chơi cho lạ và độc, đẹp và đầy đủ… chính là những nốt hoa mỹ giúp cho bản nhạc ấy không rơi vào sự tầm thường chung, sự nhạt nhòa nhàm chán. Tạo nơi vui chơi cho người lớn lẫn trẻ em ở một nơi nghiêm túc như bảo tàng chính là đem đến công năng kết nối cho các thế hệ, là giúp kiến trúc trở về đúng nhiệm vụ tổ chức không gian gắn liền với cuộc đất – địa phương – con người cụ thể và ý tưởng sáng tạo riêng biệt, chứ không phải là sự sao chép hàng loạt, chung chung, đơn điệu và tốn kém.

Dĩ nhiên, mọi điểm đến trên thế giới đều có những lý lẽ riêng để tồn tại và thu hút, kèm theo những điều kiện và khó khăn đặc thù. Có nơi dùng yếu tố lịch sử, công trình di sản hay giá trị thương hiệu địa phương. Nhưng cũng có chỗ thực sự không có nhiều tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để khai thác mà cho dù có tài nguyên thì cũng không thể nào cứ mải mê “ăn mày dĩ vãng” để quên đi rằng công chúng và du khách không bao giờ chấp nhận sự nhàm chán, đồng thời xu hướng du lịch ngày nay đã quá đổi khác so với vài chục năm trước. Người ta dễ dàng hiểu biết địa điểm, nắm rõ thông tin, đặt sẵn mọi thứ qua mạng với dịch vụ kết nối từ nhà. Người ta sẽ chỉ đến trực tiếp địa điểm ấy khi đó là nơi không chỉ có nội dung trưng bày mà phải thực sự là nơi chốn khác biệt và sáng tạo, cung cấp cho du khách các trải nghiệm con người thân thiện và dịch vụ hợp lý, trong các không gian được kiến tạo phù hợp.

Theo KTS Hà Anh Tuấn (tcnhadep.com)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN