4 câu hỏi tình huống thường gặp khi phỏng vấn

Câu hỏi tình huống là một trong những phần không thể thiếu ở giai đoạn phỏng vấn để nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng của ứng viên. Từ đó, họ có thể cân nhắc xem ứng viên có thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển công ty đang cần hay không. Chính vì thế, bạn nên có sự chuẩn bị cần thiết để có thể dễ dàng vượt qua phần này.

Cùng tham khảo top 4 câu hỏi tình huống thường gặp cũng như cách trả lời gợi ý để áp dụng trong các buổi phỏng vấn tìm kiếm công việc tốt tại Hải Phòng, Bắc Ninh hay Hà Nội… nhé.

Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu phải làm việc cùng một đồng nghiệp khó chịu?

Mỗi người chúng ta đều có những nét tính cách riêng biệt nên việc phải làm việc với những đồng nghiệp khó chịu là điều khó có thể tránh khỏi. Do đó, nhà tuyển dụng muốn biết các nhân viên tương lai của mình sẽ xử lý nó như thế nào, có thể hòa nhập được hay không.

Gợi ý câu trả lời cho tình huống này là hãy đưa ra cách bạn tiếp cận đồng nghiệp, lắng nghe để tìm hiểu lý do thật sự sau việc họ cảm thấy khó chịu, có thể là chuyệngia đình, hoặc họ gặp vấn đề nào đó nan giải và đồng cảm về điều đó. Nếu như nhà tuyển dụng nhận được câu trả lời có những ý trên, họ chắc chắn sẽ đánh giá cao về tính cách và khả năng hòa nhập khéo léo của bạn.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Bạn sẽ làm thế nào khi mắc sai lầm nhưng không ai khác nhận ra?

Đây là một trong những câu hỏi tình huống tương đối khó với ứng viên và ở đây, nhà tuyển dụng mong muốn đánh giá tính trung thực của bạn khi bạn mắc lỗi trong công việc.

Thực tế mà nói, sự chân thành và uy tín là các yếu tố quan trọng hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm khi tuyển dụng. Ở tình huống này, câu trả lời của bạn có thể đi theo hai hướng: một là nhận lỗi và sửa đổi và còn lại là bỏ qua như chưa có gì xảy ra. Và dĩ nhiên, tốt nhất là bạn nên thừa nhận sai lầm và thông báo cho những người liên quan để tránh ảnh hưởng đến họ. Điều này cũng góp phần đưa mọi việc trở lại đúng hướng thay vì cố gắng che đậy lỗi lầm.

Hãy kể về một lần bạn gặp khó khăn trong công việc và cách xử lý

Đây là câu hỏi tình huống thường gặp vì nhà tuyển dụng muốn biết cách bạn nhìn nhận và vượt qua khó khăn ở vị trí cũ như thế nào. Cách trả lời đơn giản là kể về một khó khăn thực sự đã xảy ra, chẳng hạn như gặp vấn đề với nhà cung cấp, khó khăn với quá nhiều số liệu,… Đồng thời, đưa ra cách xử lý, điều chỉnh thích hợp để cải thiện vấn đề. Lưu ý cách trình bày nên thể hiện sự chủ động cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng xoay sở tuyệt vời của bạn.

Nếu khách hàng nổi giận với những sản phẩm/dịch vụ của công ty thì bạn sẽ làm gì?

Khách hàng khó chịu, thậm chí nổi giận với những sản phẩm/dịch vụ của công ty là vấn đề thường thấy nên nhà tuyển dụng đặt bạn vào tình huống này khi phỏng vấn cũng là điều dễ hiểu. Bạn cần đảm bảo rằng mình có đủ năng lực vượt qua những tình huống nhạy cảm này bằng sự điềm tĩnh và khéo léo.

Cách trả lời thích hợp cho câu hỏi hỏi này chính là việc bạn lấy khách hàng làm trung tâm vì họ là người trực tiếp mang đến lợi ích cho công ty. Bạn cần thể hiện sự lắng nghe, đồng cảm đối với khách hàng và thảo luận về cách hòa giải làm sao để khách hàng cảm thấy hài lòng, đồng thời không gây tổn hại quá lớn cho công ty.

Hoặc bạn cũng có thể nhắc đến việc trình bày sự cố khiến khách hàng không hài lòng, sau đó chủ động kiến nghị cách xử lý với cấp trên và xin ý kiến của họ. Điều này sẽ thể hiện bạn là người biết nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề và chủ động nhưng không hề có ý tự quyết, vẫn luôn tôn trọng cấp trên.

Với những câu hỏi tình huống, nhà tuyển dụng muốn thấy cách nghĩ và thái độ của bạn có thực sự phù hợp với công việc hoặc văn hóa công ty hay không. Bạn có thể dành chút thời gian để suy nghĩ và đừng quá lo lắng về đáp án đúng – sai cho những câu hỏi này. Hãy chia sẻ những gì bạn nghĩ và trình bày nó một cách rõ ràng và khúc chiết nhất.

Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin và cảm thấy thoải mái hơn khi đối diện với các câu hỏi tình huống trong buổi phỏng vấn.

Logo-1200-careerlink (1)Pha Lê

* Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của ĐVTC.

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN