Trầm cảm: Đe dọa tính mạng người bệnh

Gần đây, báo chí trên toàn thế giới đã tốn khá nhiều giấy mực để đưa tin về vụ tự tử của Pratyusha Banerjee – nữ diễn viên chính trong bộ phim ăn khách “Cô dâu 8 tuổi” (Ấn Độ). Nguyên nhân ban đầu khiến nữ diễn viên tài năng, xinh đẹp này tự kết liễu đời mình được cơ quan điều tra xác định là do bị trầm cảm. Vậy, trầm cảm nguy hiểm như thế nào?

Trầm cảm ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và sức khỏe của mỗi người. Đặc biệt, trầm cảm nếu không được điều trị sẽ tiềm ẩn nguy cơ lớn dẫn đến tự sát – cách duy nhất mà nhiều người bệnh tìm đến để giải thoát khỏi nỗi buồn cũng như sự bế tắc trong cuộc sống. Và sau cái chết đầy tiếc nuối của nam diễn viên Việt Nam tài năng Lê Công Tuấn Anh năm 1996, hay gần đây nhất là vụ tự tử của nữ diễn viên chính trong bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” – Pratyusha cũng như các nghệ sĩ khác, người ta càng e ngại hơn về việc nhiều người mắc chứng trầm cảm nhưng không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên môn.

Cứ 10 người trầm cảm thì hơn 1 người tự vẫn

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới hiện nay có khoảng 350 triệu người ở mọi lứa tuổi bị trầm cảm.

Theo nhận định của các nhà khoa học, trầm cảm là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học. Những người đã từng trải qua khó khăn như thất nghiệp, mất người thân, sang chấn tâm lý… có nhiều khả năng mắc chứng bệnh này. Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH), Mỹ, có hơn 90% số người chết vì tự tử do bị trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác.

Trầm cảm: Đe dọa tính mạng người bệnh
Trầm cảm do nhiều nguyên nhân khác nhau

Dưới đây là dấu hiệu cảnh báo tự tử do trầm cảm:

  • Tâm trạng có sự chuyển biến đột ngột từ rất buồn đến rất bình tĩnh hoặc tỏ vẻ hạnh phúc
  • Luôn luôn nói chuyện, suy nghĩ về cái chết hoặc đề cập đến vấn đề tự sát.
  • Trầm cảm nặng (buồn phiền, mất hứng thú, khó ngủ và chán ăn).
  • Có lời trăn trối.
  • Có nói về việc bản thân cảm thấy vô vọng, bất lực và thường nói những câu như: sẽ tốt hơn nếu tôi không ở đây hoặc tôi muốn ra ngoài.
  • Ghé thăm hoặc gọi điện để mọi người quan tâm đến.

Mỗi năm, trầm cảm ảnh hưởng đến 19 triệu người và cứ 10 người bị bệnh thì có hơn 1 người tự sát. Và mặc dù có tới 80% người bị trầm cảm nặng có thể được chữa trị khỏi, tuy nhiên, điều đáng báo động là gần ½ số người bị trầm cảm không bao giờ tìm cách điều trị và hậu quả là họ chìm đắm trong đau khổ, bỏ lỡ công việc, hôn nhân tan vỡ và trong trường hợp xấu nhất là tìm đến cái chết. Trường hợp của nữ diễn viên chính trong bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” – Pratyusha hay của ngôi sao màn ảnh một thời Lê Công Tuấn Anh là minh chứng rõ ràng cho điều này.

Trầm cảm: Đe dọa tính mạng người bệnh
Cứ 10 người bị trầm cảm thì có hơn 1 người tự tử

Thảo dược: Phương pháp ưu việt giúp bạn thoát khỏi trầm cảm

Tiến sĩ Katherine L. Muller – Nhà tâm lý học người Mỹ băn khoăn: “Điều gì ngăn cản người bệnh trầm cảm không chịu tìm kiếm sự giúp đỡ của chúng tôi? Thật khó để biết được lý do tại sao, bởi nếu họ không đến và không chia sẻ, thì chúng tôi không thể biết vấn đề họ đang gặp phải là gì?”.

Trầm cảm không phải là “con dao”, nhưng nó lại chính là nguyên nhân thúc đẩy bạn cầm dao để tự kết liễu mình. Bởi vậy, để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như diễn viên Pratyusha hay Lê Công Tuấn Anh, mỗi người cần nhận thấy được tầm quan trọng của việc điều trị dứt điểm chứng bệnh này.

Hiện nay tại Việt Nam, bên cạnh liệu pháp tâm lý và dùng thuốc thì sử dụng thảo dược được nhiều nhà khoa học xem là giải pháp ưu việt giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng trầm cảm, lo âu, căng thẳng, mệt mỏi. Nổi bật trong số đó là dòng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan), kết hợp cùng nhiều thảo dược quý khác như: táo nhân, hồng táo, viễn chí… Sản phẩm chứa các vị thuốc quý này giúp dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm thần kinh, giảm căng thẳng, trầm cảm, lo âu, suy nhược thần kinh một cách hiệu quả, giúp bạn có cuộc sống vui vẻ hơn, đẩy lùi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.

Trong quá trình chữa trị trầm cảm, mỗi người nên giữ tâm trạng vui vẻ, giảm căng thẳng trong công việc và kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng chứa thành phần chính từ hợp hoan bì mỗi ngày.

Thực phẩm chức năng viên nén Kim Thần Khang – Giúp tăng cường sức khỏe thần kinh, cải thiện triệu chứng trầm cảm

Cuộc sống phát triển, con người nhiều lo toan, dẫn đến căng thẳng thần kinh, trầm cảm, mệt mỏi… Để cải thiện triệu chứng trầm cảm, căng thẳng, hãy rèn luyện, gìn giữ sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, công ty Dược phẩm Á Âu đã và đang phân phối thực phẩm chức năng viên nén Kim Thần Khang có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Kim Thần Khang chứa thành phần chính là cao hợp hoan bì (vỏ của cây hợp hoan) kết hợp với một số thảo dược thiên nhiên khác như: viễn chí, táo nhân… có công dụng dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, cải thiện triệu chứng trầm cảm, đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, đánh trống ngực, lo âu. Sản phẩm Kim Thần Khang dùng cho những người bị trầm cảm, suy nhược thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), hoặc những người lao động trí óc căng thẳng, ít vận động.

Để sản phẩm có kết quả tốt, nên uống trước bữa ăn 30 phút và sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng.

Lo lắng kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa


Thanh Tâm (Phụ Nữ Ngày Nay)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN