Những mối nguy tiềm ẩn từ chiếc cặp sách con đeo mỗi ngày

Đôi khi, một trong những lý do khiến trẻ không muốn đến trường mỗi ngày lại xuất phát từ những chiếc cặp sách quá khổ. Việc đeo những chiếc cặp quá nặng không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ mà còn gây ra những vấn đề về lưng và tư thế của trẻ.

Tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Zinal Unadkat cho biết: “Trẻ em có thể mất đi hứng thú đi học khi chịu áp lực từ những chiếc cặp quá nặng nề. Tiềm thức của bọn trẻ phải chịu gánh nặng từ khối lượng của những cuốn sách từ đó dẫn đến mất tập trung”.

Trọng lượng nào là thích hợp cho cặp học sinh?

1Ảnh minh họa.

Theo tiến sĩ Zubeir Patel, trọng lượng tối đa mà một đứa trẻ được phép mang là 10% trọng lượng cơ thể bao gồm tất cả mọi thứ như chai nước, hộp đựng đồ ăn trưa… Nhưng ngày nay, dường như con số này đang có xu hướng tăng lên đến 20%.

Điều gì xảy ra khi trẻ đeo cặp có trọng lượng vượt quá mức cho phép?

Đeo cặp quá nặng có thể dẫn đến các vấn đề về cơ và xương, đặc biệt khi trẻ đeo cặp ở một bên vai. Việc này dẫn đến áp lực rất lớn lên một phía, khiến cột sống bị lệch. Tiến sĩ Zinal cũng chỉ ra rằng khoảng thời gian đeo cặp lên người từ vị trí thấp sẽ nguy hiểm cho cột sống hơn so với khi đã đeo cặp và đi bộ.

2

Ảnh minh họa.

Nguyên nhân là do khi đeo một chiếc cặp nặng, trẻ phải ngả người về phía trước, điều này dần dần sẽ hình thành một tư thế không tốt. Trọng lượng dư thừa gây căng thẳng quá mức trên cơ, dây chằng và đĩa đệm dẫn đến hủy hoại dần chúng.

Sự sắp xếp của các đốt sống cũng bị xáo trộn gây ra sự uốn cong, phần lớn là về phía trước hoặc sang ngang.

Bên cạnh đó, xương của trẻ vẫn chưa phát triển, nếu trẻ đeo một chiếc cặp nặng ở một bên vai sẽ gây ra các lực bất thường lên cột sống và các cơ.

Tóm lại, một chiếc cặp quá nặng sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung.

Những tác hại trước mắt và lâu dài của việc đeo cặp quá nặng

Tác hại trước mắt

– Đau vai, cổ, lưng cùng cảm giác ngứa ran, tê tay, giảm lực của tay

– Mệt mỏi và hình thành tư thế đi đứng xấu

Tác hại lâu dài

– Lực căng trên cổ và vai dẫn đến đau đầu

– Tổn thương cột sống làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề như “kyphosis” – gập lưng hoặc cột sống cong về phía trước.

– Chứng vẹo cột sống, cột sống bị uốn cong

– Giảm khả năng hô hấp do áp lực lên phổi, kết quả của tư thế ngả người về trước hoặc lệch sang một bên

– Đau lưng và co thắt cơ khi trưởng thành

Mỗi xương có một trung tâm sinh trưởng và những điểm mà tại đó sự phát triển của xương xảy ra tùy thuộc độ tuổi. Mang theo khối lượng dư thừa có thể làm hỏng các trung tâm tăng trưởng này dẫn tới sự phát triển còi cọc hoặc bất thường của xương.

4

Một vài gợi ý hữu ích để giảm thiểu tác hại của việc đeo cặp sách nặng

Theo tiến sỹ Smarajit Chakrabarty cha mẹ nên:

– Cho con đeo chiếc balo cân đối sẽ tốt hơn là một chiếc túi đeo gây ra lực lớn tác động lên 1 phía của cơ thể. Tuy nhiên ngay cả đã lựa chọn balo cũng không nên để quá nhiều vật dụng trong đó.

– Kiểm tra tư thế của con sau khi đeo cặp lên. Nếu bạn nhận thấy trẻ đang ngả người về phía trước hoặc bước đi một cách nặng nề, hãy kiểm tra xem cặp có bị nặng quá không hoặc cặp được đeo không đúng.

– Hãy chắc chắn rằng trẻ chỉ mang theo những vật dụng cần thiết của ngày hôm đó, bỏ lại những cuốn sách hay vật dụng không cần thiết.

Theo Khám Phá

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN