Đắm mình khám phá 5 thành phố cổ tuyệt đẹp chìm dưới nước

Từ thành phố Dwarka của Ấn Độ nằm bên dưới làn nước biển trong xanh đến Pavlopetri cổ đại lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử hữu ích. Tất cả đều đang chờ đón bạn khám phá ngay những thành phố chìm dưới nước đầy bí ẩn với bề dày lịch sử hàng nghìn năm.

 

Thành phố cổ Dwarka, Ấn Độ

Thành phố cổ Dwarka là một quần thể các di tích khảo cổ học đồ sộ nằm ở ngoài khơi cảng biển thành phố Dwarka thuộc bang Gujarat, Ấn Độ ngày nay. Thành phố cổ chìm dưới nước ở độ sâu 21,3m bao gồm thành ốc, nhà cửa của người Ấn Độ xưa.

1 Khung cảnh chân đền thờ còn sót lại của thành cổ Dwarka. Ảnh: Gounesco.com

Dwarka được đánh giá là một kho báu có giá trị về khảo cổ học nên luôn được giới nghiên cứu, khám phá về lịch sử hình thành, cuộc sống của người dân tại Dwarka cổ xưa. Theo nghiên cứu, thành phố cổ Dwarka được xây dựng và hoàn thành trong khoảng thời gian từ 9 nghìn năm đến 12 nghìn năm trước.

Dwarka trước khi chìm xuống đáy đại dương là một thành phố biển nhộn nhịp với cảng biển, mạng lưới đường phố,…. Đồng thời, thành phố cổ này cũng có di tích những ngôi đền được xây dựng từ thời vua Pallava khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Ngày nay, khu di tích thành phố cổ Dwarka vẫn thu hút nhiều các nhà khảo cổ học đến nghiên cứu và khách du lịch đến khám phá.

Thành phố cổ Baiae, Italy

Baiae cũng là một trong những thành phố chìm dưới nước từng được biết như Las Vegas một thời của chế đế La Mã Cổ đại. Thành phố này hiện nằm ngoài khơi vịnh Naple thuộc Italia và cách thành phố Rome khoảng 240km. Thành phố cổ Baiae được hành thành từ khoảng đầu thế kỷ 7 trước Công nguyên với nhiều lâu đài, khu vui chơi, khu phố sầm uất.

2 Hình ảnh nền cung điện được lát đá với hoa văn đặc sắc của thành phố Baiae. Ảnh: Alchetron.com

Đặc biệt, có nhiều ghi chép về thành cổ Baiae thì có rất nhiều những nhân vật lịch sử nổi tiếng thời cổ đại cũng đã từng đến ở như Đại đế Caesar, hoàng đế Nero, thiên tài hùng biện Cicero,… Do vậy, nhiều nhà khoa học đã nhận định đây từng là một thành phố lớn với nhiều hoạt động thương mại, các khu nghỉ dưỡng lớn dành cho giới quý tộc. Thời kỳ hưng thịnh của Baiae cũng nhanh chóng chấm dứt khi vào thế kỷ thứ 8 quân Saracen đã chiếm đóng khiến cho nơi đây trở nên hoang vắng. Sau, nhiều trận động đất do núi lửa hoạt động đã khiến Baiae chìm xuống vịnh Naples.

3 Bức tượng Octavia Claudia – chị gái của Hoàng đế Claudius chìm bên dưới đại dương. Ảnh: Iflscience.com

Ngày nay, các di tích của thành phố cổ Baiae còn sót lại dưới đại dương không nhiều nhưng vẫn thu hút đông đảo khách du lịch đến khám phá. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy một số cột La Mã của lâu đài, đường lát đá với hoa văn tinh xảo ngay từ trên thuyền trong những ngày biển trong xanh. Khi lặn sâu xuống dưới, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bức tượng tái hiện các vị thần, tượng của Octavia Claudia (chị gái của Hoàng đế Claudius) và Ulysses hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những tác phẩm điêu khắc là bản sao của các bức tượng bên dưới đáy đại dương. Các bức tượng cùng một phần các hiện vật được trưng bày tại Viện quản lý Khảo cổ Campania. Những tàn tích của thành phố cổ Baiae cùng với các di tích tại Italia sẽ giúp bạn hiểu thêm về lịch sử của đế chế La Mã hùng mạnh bậc nhất tại châu Âu thời cổ đại.

Thành phố cổ Pavlopetri, Hy Lạp

Pavlopetri được giới khảo cổ đánh giá là thành phố chìm dưới nước nổi tiếng nhất hiện nay, được phát hiện vào năm 1967 bởi Nicholas Flemming. Pavlopetri nằm ở ngoài khơi của bờ biển Laconia thuộc Peloponnese, Hy Lạp, cách mặt nước chỉ khoảng 3-4m.

4
Hình ảnh đồ họa của thành phố Pavlopetri – Hy Lạp với công trình kiến trúc hiện đại. Ảnh: thevintagenews.com

Theo các nghiên cứu, thành phố cổ Pavlopetri từng là một trong những đô thị phồn vinh nhất của vùng Địa Trung Hải, được hình thành từ những năm 1600 – 1100 trước Công Nguyên. Chính vì vậy, Pavlopetri được xem là thành phố cổ xưa nhất trong lòng đại dương.

Pavlopetri vốn được đặt tên theo tên của hai vị thánh trong Kitô giáo là Thánh Phaolô và thánh Phêrô. Các nhà nghiên cứu khẳng định Pavlopetri được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại gần như tương tự như ngày nay. Thành phố được quy hoạch theo từng con đường, khu nhà ở riêng, có những ngôi đền theo kiến trúc La Mã.

5
Khung cảnh phần chân các công trình kiến trúc được xây dựng từ hơn 10 thế kỷ trước. Ảnh: Bbc.com

Di tích thành phố cổ Pavlopetri đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa dưới nước. Do vậy, công trình này vẫn được thành phố bảo vệ và bảo tồn theo đúng quy định. Hiện nay, thành phố Peloponnese cũng mở cửa đón khách du lịch tham quan, khám phá khu di tích thành cổ Pavlopetri.

Thành phố cổ Sư Thành – Trung Quốc

Tại Trung Quốc nổi tiếng với Hồ Thiên Đảo – có nghĩa hồ nghìn đảo với rất nhiều các đảo lớn nhỏ khác nhau. Bạn chắc chắn sẽ choáng ngợp với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ khi đến đây. Nhưng bạn có biết bên dưới lòng hồ còn ẩn chứa một thành phố cổ rộng lớn, kiến trúc đồ sộ đầy bí ẩn đã tồn tại hơn một nghìn năm?

6 Dấu tích cổng thành của thành phố cổ Shi Cheng vẫn còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc. Ảnh: triptipper.com

Thành phố cổ nằm sâu bên dưới Hồ Thiên đảo có tên là Shi Cheng (mang nghĩa Sư Thành, Sư Tử,..) nằm ở Thuận An, Chiết Giang, được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 thuộc thời nhà Đông Hán. Thành phố cổ đã trải qua hơn 1300 năm trước khi bị vùi sâu dưới làn nước của hồ Thiên Đảo vào năm 1959, khi người ta tiến hành xây dựng hồ nước cung cấp cho trạm thủy điện ở sông Tây An. Từ đó, Sư Thành kỹ vĩ với các kiến trúc như thành trì, nhà ở, đền đài, đường phố đều bị “chôn giấu” sâu bên dưới lòng hồ. Năm 2001, các nhà khoa học với thiết bị khoa học hiện đại đã từng bước thực hiện các cuộc thám hiểm, nghiên cứu về Sư Thành.

7 Một bức tượng sư tử được tìm thấy bên trong thành cổ biểu tượng đặc trưng của văn hóa phương Đông. Ảnh: destinationegypt.co.uk

Theo các công bố, thành phố cổ được xây dựng với tưởng thành bao quanh, có 4 cổng thành để đi lại. Bên trong thành là những con phố, ngôi nhà, tòa tháp rộng lớn nằm ngay trung tâm của thành. Ngoài ra, những ngôi nhà thường tượng sư tử, điêu khắc rồng được chạm trổ tinh xảo, toát lên vẻ đẹp huyền bí. Đây chính là những giá trị về văn hóa để thu hút được khách du lịch.

Ngày nay, Sư Thành gần như vẫn giữ được dáng vẻ nguyên vẹn trước khi bị nhấn chìm, hầu như không bị ảnh hưởng bởi nước. Tỉnh Chiết Giang đang thực hiện dự án du lịch dưới nước để thu hút thêm khách du lịch đến tham quan và khám phá.

Thành phố cổ Antirhodos, Alexandria, Ai Cập

Thành phố chìm dưới nước Antirhodos được biết đến là một phần của thành phố Alexandria của Ai Cập ngày nay. Antirhodos được phát hiện vào năm 1998 bởi các nhà khảo cổ học sau những nghiên cứu về một phần vùng đất bị chìm xuống biển của thành phố Alexandria.

Theo các nhà khảo cổ học, thành phố Alexandria đã được Alexander Đại đế cho xây dựng và thành lập vào năm 331 TCN nằm trên bờ biển phía Đông của Ai Cập. Ngay từ khi được thành lập, Alexandria đã nhanh chóng trở thành một trong những thành phố sầm uất nhất của Ai Cập và khu vực Địa Trung Hải.

8
Tượng Pharaoh vẫn còn giữ được nguyên vẹn cùng với tàn tích của thành phố Antirhodos. Ảnh: thisisafrica.me

Thành phố được xây dựng hiện đại với khu nhà dân, các tòa nhà kiến trúc đồ sộ, cung điện của nữ hoàng Cleopatra và các người tình của bà, đền thờ Isis. Đặc biệt, bạn sẽ không thể không biết đến ngọn hải đăng thành phố Alexandria – một trong 7 kỳ quan của văn minh thế giới cổ đại hay thư viện Serapis,… Thành phố đã nhanh chóng thu hút hàng nghìn người dân các nước đến sinh sống, các hoạt động giao thương diễn ra tấp nập.

Tuy nhiên, những trận động đất cùng sóng thần đã khiến cho một phần của thành phố cổ Alexandria bị chìm sâu xuống biển. Theo thời gian vùng đất cổ của Ai Cập đã bị lãng quên bên dưới đại dương chỉ đến khi sự phát triển của khảo cổ học vào thế kỷ 19. Các nhà khoa học bắt đầu được tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về Ai Cập cổ đại và nữ hoàng Cleopatra.

Ngày nay, khi lặn biển và khám phá Antirhodos, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy các bức tượng đồng về những nhân vật cổ đại nổi tiếng như nữ hoàng Cleopatra, tượng nhân sư. Đặc biệt, bạn cũng sẽ tìm thấy dấu tích của cung điện Cleopatra, đền thờ Isis đều mang những giá trị lịch sử cao.

Di tích cổ Yonaguni, Nhật Bản

Khi đến vùng biển Okinawa nổi tiếng, bạn cũng sẽ được dưới thiệu về di tích cổ Yonaguni được ví như “Atlantic” của Nhật. Di tích cổ Yonaguni thuộc quần đảo Ryukyu khu vực Thái Bình Dương, nằm ở độ sâu 10m, cách bờ biển khoảng 40km, được phát hiện bởi thợ lặn Kihachiro Aratake.

DCIM101GOPROGOPR6233. Khu di tích cổ Yonaguni – Nhật Bản được nhìn từ trên cao xuống. Ảnh: devoceandive.com

Sau khi phát hiện, Kihachiro Aratake đã thông báo cho chính quyền địa phương, bắt đầu thu hút nhà khảo cổ học nghiên cứu về Yonaguni. Theo đó, khu di tích cổ này được cho là tàn tích của một nền văn minh cổ xưa vào thời đại đồ đá khi mà con người vẫn còn sử dụng các dụng cụ bằng đá, dùng chữ tượng hình.

Sau khi lặn xuống độ sâu 10m, bạn sẽ bắt gặp những khối đa được điêu khắc thành các bậc cầu thang có góc cạnh vuông vức. Nhìn từ trên cao, Yonaguni được ví giống như phần móng của những kim tự tháp ở Ai Cập. Xung quanh là những lối đi được tạo thành bởi các vách đá theo từng tầng lớp khác nhau.

Hiện nay, khu di tích cổ Yonaguni vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu và giải mã những bí ẩn. Bạn cũng có thể khám phá khu di tích kết hợp giữa lặn biển, ngắm san hô, quan sát các loài sinh vật đại dương đa dạng màu sắc.

Theo Đỗ Liên (Tổng hợp) – dulichvietnam.com.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN