Trung Quốc tuyên truyền ‘đường lưỡi bò’ phi pháp: phải cảnh giác, không lơ là

Trung Quốc đang đẩy mạnh tuyên truyền ‘đường lưỡi bò’ phi pháp, thậm chí còn yêu cầu một số bộ phim phải lồng vào những nội dung này.

Ngoài ra, Bắc Kinh còn tổ chức một loạt gameshow, mời những người nổi tiếng của Trung Quốc tới và thực hiện chương trình ngay tại các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp và chiếm giữ ở Trường Sa của chúng ta.

Làm như vậy để khi truyền hình trực tiếp phát ra, người Trung Quốc và người nước ngoài dần dần sẽ quen với hình ảnh những nhân vật này xuất hiện trên các đảo nhân tạo này, và dần dần họ hiểu là các đảo này của Trung Quốc.

Bởi thế, việc dừng chiếu bộ phim Everest – Người tuyết bé nhỏ là quyết định đúng đắn. Nhưng nếu cứ hễ có vấn đề mới rút xuống thì rõ ràng những người “gác cổng”, những người quản lý, nhẹ nhất là đã để xảy ra sơ suất.

Hiện chưa tính đến chuyện trách nhiệm thuộc về ai, nhưng nếu chúng ta cứ chạy đuổi theo đuôi như vậy sẽ dẫn tới việc gì?

Trong khi Trung Quốc thì làm thiên hình vạn trạng, rất khó để chúng ta biết họ sẽ còn làm gì nữa. Rõ ràng cần phải biết những nội dung nào là cốt lõi, để khi đụng đến bất kỳ vấn đề gì thì ta cũng đều có khả năng và cảnh giác.

Nhà quản lý phải có kiến thức cơ bản để cảnh giác. Tất cả những gì liên quan đến biển, đảo phải có kiến thức, nếu không phải lập tức hỏi ý kiến các chuyên gia. 18. cấm chiếu phim có đường lưỡi bò

Hội đồng thẩm định phim quốc gia mà đụng đến vấn đề biển, đảo lại nói là “chúng tôi không biết, chúng tôi chỉ làm đúng quy trình” là không thể chấp nhận.

Từ phía công chúng cũng cần phải cảnh giác. Bởi hơn ai hết, công chúng mới là nơi có thể nắm tất cả, và công chúng cũng là người báo cáo lại.

Chúng ta cần khuyến khích công chúng nếu thấy gì sai trái cần báo ngay cho cơ quan chức năng và nơi này tiếp nhận, đồng thời phải có biện pháp xử lý, chứ không phải là trách móc rằng việc đó tại ai và đổ lỗi cho ai.

Trung Quốc chẳng những không dừng lại các hoạt động tuyên truyền về biển, đảo theo kiểu cài cắm này mà còn dùng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, trong khi những người gác cửa trong lĩnh vực văn hóa nhiều lúc không có kiến thức sâu, nên họ không đủ nhạy để nhìn nhận ra vấn đề như các chuyên gia.

Vì thế trong lĩnh vực này cần có một chiến lược lâu dài để có thể chủ động kiểm soát. Trước mắt, khi duyệt phim nếu thấy có vấn đề gì đụng đến biển, đảo là suy nghĩ và hỏi ý kiến chuyên gia ngay, như vậy có thể giảm thiểu rất nhiều nguy cơ bị mắc phải các kiểu thức tuyên truyền của Trung Quốc như đã thấy.

Theo tuoitre.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN