Mẹ nên làm gì khi con ngủ hay giật mình?

Giấc ngủ tốt giúp trẻ vẫn tiếp tục phát triển tư duy, học hỏi và củng cố trí nhớ khi ngủ. Thường xuyên thức giấc, ngủ kém hoặc không đủ ảnh hưởng đến các quy trình trên của não bộ khi ngủ.

Nhiều cha mẹ lo lắng khi trẻ ngủ hay thức giấc (giật mình) và liệu việc hay thức giấc này có vấn đề gì không? Thực tế, trẻ nhỏ khác người lớn, trẻ có giấc ngủ sâu ít hơn, nhưng bù lại giấc ngủ giữa trạng thái ngủ sâu và thức (gọi là REM) lại quan trọng hơn.29.Mẹ nên làm gì khi con ngủ hay giật mình

Giấc ngủ REM không chỉ cần cho hoạt động phát triển não bộ trong giai đoạn vượt bật đến 5 tuổi, mà nó còn là cách để trẻ dễ dàng nhận ra và báo hiệu cho mẹ các thay đổi đột ngột của môi trường như nhiệt độ phòng nóng quá, bé bị chặn bởi cái gối hoặc trẻ đói thiếu năng lượng…29.Mẹ nên làm gì khi con ngủ hay giật mình1

3 bài học được rút ra gần đây từ những nghiên cứu não bộ và giấc ngủ có thể cho bạn sự tự tin để nâng cao chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Giấc ngủ và não bộ

Giấc ngủ tốt giúp trẻ vẫn tiếp tục phát triển tư duy, học hỏi và củng cố trí nhớ khi ngủ. Thường xuyên thức giấc, ngủ kém hoặc không đủ ảnh hưởng đến các quy trình trên của não bộ khi ngủ. Câu hỏi đặt ra: Yếu tố nào quyết định trong ảnh hưởng này? Và thời điểm nào sự tác động là ảnh hưởng nhất?29.Mẹ nên làm gì khi con ngủ hay giật mình3

Bài học 1: Não bộ trẻ không hề nghỉ ngơi khi ngủ, nó làm việc để trẻ phát triển.
Chu kỳ giấc ngủ của trẻ nhỏ khác chúng ta, chính sự khác này giúp trẻ tăng phát triển não bộ trong 5 năm đầu đời. Mỗi chu kỳ, trẻ sẽ trải qua 3 dạng trong suốt giấc ngủ đêm hay ngày: ngủ sâu, thức và chuyển tiếp giữa sâu và thức (gọi là REM), trung bình sẽ có 50% thời gian ngủ là REM.29.Mẹ nên làm gì khi con ngủ hay giật mình4

Một điều thú vị là giai đoạn REM được quan sát thấy có liên quan đến những chức năng não bộ như tăng sử dụng oxy gấp đôi, gia tăng sản xuất các thành phần trong cấu trúc não bộ. Theo TS. Marcos – ĐH Washington, Mỹ, điều này giải thích khả năng học hỏi và ghi nhớ của não bộ vẫn hoạt động trong lúc ngủ. Do đó, việc thức giấc của trẻ trong giai đoạn REM là có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là khả năng học hỏi của não bộ. Đây là một số điều cha mẹ cần biết để giúp giấc ngủ của trẻ tốt nhất:

1. Ở các trẻ sơ sinh, cơ chế tự thức sẽ giúp trẻ tự thức đòi bú do sinh lý. Khi trẻ thức, bạn cho bé có 1 thời gian tầm 3-5 phút để tìm ti. Bạn nên cho bé bú tại tư thế bé nằm thay vì bế bé lên, điều này sẽ giúp trẻ ý thức hơn về sự thức. Sau đó, bạn có thể cho trẻ bú bình thường. Khi trẻ bú no trẻ có thể cho bạn biết 1 vài dấu hiệu như ngậm lỏng ti hoặc không còn dấu hiệu nuốt sữa để vào lại REM. Bạn nhẹ nhàng đẩy ti ra và nằm 1 lúc tầm 5-10 phút để bé rơi hẳn vào REM thì hãy bước ra khỏi phòng hoặc chuyển tư thế nằm.29.Mẹ nên làm gì khi con ngủ hay giật mình7.jpg

2. Theo TS. Zotter, việc trẻ đi tiểu hoặc đi ị vào tã lúc ngủ không làm trẻ thức giấc, và không ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu tã không thấm hút tốt hoặc không vừa vặn với cơ thể trẻ, thì việc tã bị ướt hay bị xê dịch khi bé trở mình lúc ngủ có thể làm trẻ khó chịu và bị đánh thức. Vì vậy, cha mẹ nên có cách chọn và sử dụng các loại tã phù hợp để trẻ được ngủ ngon. Đối với trẻ sơ sinh, ban ngày trẻ thường gắn kết với các hoạt động giao tiếp, đồng thời cũng có giấc ngủ ngắn hơn tầm 3-4 tiếng, cha mẹ có thể dùng miếng lót sơ sinh, loại dùng để thấm hút phân su tốt (thời gian 1 tháng đầu bé còn đi tiêu tiểu liên tục). Bên cạnh đó, bạn cần lựa chọn miếng lót có bề mặt miếng lót mềm mại, có thành phần thiên nhiên hoặc Vitamin E thân thiện với da trẻ.29.Mẹ nên làm gì khi con ngủ hay giật mình6

Lúc thay tã vào ban ngày là thời gian trẻ cảm thấy thoải mái, hãy tận dụng thời gian này để giao tiếp tích cực với bé. Vào ban đêm, để tránh việc trẻ bị đánh thức bởi sự ẩm ướt làm cả mẹ và bé đều khó chịu thì bạn nên cân nhắc dùng tã dán sơ sinh cho con vào ban đêm, vì sản phẩm này có khả năng thấm hút và chống tràn tốt hơn. Bạn nên chú ý lựa chọn các loại tã dán có công nghệ bề mặt tiên tiến (ví dụ như bề mặt dạng sóng được ép rãnh kim cương), giúp khả năng thấm hút chất bẩn vào ban đêm được đảm bảo.29.Mẹ nên làm gì khi con ngủ hay giật mình2

Bài học 2: Thức giấc giữa đêm không phải là xấu nếu đó là nhu cầu sinh lý của trẻ.
Một số nghiên cứu cho thấy hoạt động REM cũng mang 1 lợi ích cho trẻ nhỏ khi nói về nhu cầu sinh lý. Nhu cầu đòi bú thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhưng nó thường không còn là nhu cầu sinh lý khi trẻ bước sang 3 tuổi. Khi trẻ thức thực sự do nhu cầu bú thì lúc đó trẻ đã chuyển hẳn trạng thái thức thay vì REM, bạn cứ cho bé bú thoải mái. Trẻ nhỏ cần điều này để tồn tại. Tuy nhiên nếu nhu cầu đó không thực sự cần, đặc biệt qua 2 tuổi, bạn cần giúp bé quay lại giấc ngủ hơn là cho trẻ bú. Đây là cách bạn có thể tham khảo:

Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu thức, bạn đừng bế hay cố chạm vào bé liền vì cảm giác đó sẽ làm trẻ chuyển nhanh sang trạng thái thức mà không kịp hoàn thành REM. Bạn cứ nằm bên bé 1 lúc, sau đó, để bé nằm nghiêng 1 bên và dùng tay xoa nhẹ lưng hoặc vùng đầu gần ót. Việc này sẽ giúp bé dễ ngủ trở lại. Nếu trẻ thức vài lần trong đêm, thì hãy cố gắng vỗ bé ngủ, và đẩy thời gian thức về gần 5 giờ sáng.

Bài học 3: Đánh thức trẻ theo cách não bộ tự thức
Việc đánh thức chủ ý có thể làm trẻ không hoàn thành chu kỳ ngủ trọn vẹn. Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ từng chia sẻ: Để trẻ tự thức, tức là não bộ bắt đầu rơi vào trạng thái thức hoàn toàn, là cần thiết cho hoàn thành chu kỳ ngủ. Việc này thực sự khó. Có 3 cách bạn có thể tham khảo:29.Mẹ nên làm gì khi con ngủ hay giật mình5

1. Âu yếm trẻ nhẹ nhàng ở lòng bàn chân. Cảm giác này có thể báo hiệu sự thức hoàn toàn cho trẻ

2. Bạn nhẹ nhàng gỡ bỏ bớt 1 cái chăn hay 1 phần áo ngủ của trẻ. Hoặc nếu trẻ mặc tã, có thể mở nhẹ tã dán để tạo 1 âm thanh giúp trẻ dậy dễ dàng29.Mẹ nên làm gì khi con ngủ hay giật mình8

3. Để 1 ít ánh sáng lọt vào phòng hoặc mở 1 ánh đèn để mắt bé bắt nhịp của ánh sáng và tự thức

Notes
Zotter H, Urlesberger B, Pichler G, Mueller W, Kerbl R. 2007. Do wet diapers induce arousals in sleeping infants? Acta Paediatr. 96(3):452-3.
Marcos Frank et al. Rapid eye movement sleep promotes cortical plasticity in the developing brain. Science Advances, July 2015

Nguồn: Bác sĩ Anh Nguyễn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN