Các điểm sạt lở núi trước và sau thảm họa

Trong tháng 10, hàng loạt vụ sạt lở đất đá đã xảy ra từ Quảng Trị đến Quảng Nam khiến hơn 100 người chết và mất tích.

t1

Đoàn Kinh tế quốc phòng 337 làm nhiệm vụ ở 5 xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Trong tháng 10, đoàn thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn đóng quân theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và đề nghị của chính quyền địa phương. Ảnh chụp vệ tinh tháng 3/2020.

t2Lúc 1h ngày 18/10, núi bất ngờ sạt lở, đổ xuống các gian nhà của Đoàn kinh tế quốc phòng 337 ở thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị). 5 người được cứu ra ngoài, 22 người bị vùi lấp gồm 4 sĩ quan, 10 quân nhân chuyên nghiệp và 8 chiến sĩ. Chiều 19/10, thi thể 22 quân nhân được tìm thấy. Ảnh: Hữu Khoa.

t3 t4Khu vực nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3 thuộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế ở thời điểm trước khi xây dựng (lấy mốc ngày 19/2/2017), và khi đã bắt đầu xây dựng (ngày 9/2/2018).

Đây là thuỷ điện vừa và nhỏ, công suất lắp máy 11MW, tổng vốn đầu tư 290,8 tỷ đồng, được tỉnh phê duyệt quy hoạch năm 2008. Diện tích đất dự kiến sử dụng hơn 11 hecta (đất rừng được chuyển đổi mục đích thi công dự án thuỷ điện).

t5Lúc 0h ngày 12/10, trong lúc công nhân thủy điện Rào Trăng 3 đang ngủ, ngọn núi cao hơn 120 m độ sập xuống, san phẳng nhà điều hành. 17 người bị vùi lấp, đến nay mới tìm được 5 thi thể. Ảnh: Thạnh Táo.

t6Nghe tin có nhóm công nhân gặp nạn ở Rào Trăng 3, đoàn công tác kiểm tra tình hình lũ lụt 21 người do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man – Phó tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu đã vào hiện trường. Đoạn đường này bị sạt lở nên đoàn phải hành quân bộ.

Đến 23h ngày 12/10, khi còn cách Rào Trăng khoảng 13 km, đoàn vào Trạm kiểm lâm 67 (xã Phong Xuân) nghỉ tạm trong căn nhà cấp 4. Ảnh: Chụp vệ tinh tháng 3/2020.

t70h ngày 13/10, đất đá ầm ầm đổ xuống trạm kiểm lâm sau tiếng nổ lớn. 13 người bị vùi lấp và mất tích, trong đó có tướng Man, còn lại là sĩ quan, cán bộ chính quyền. Hai ngày sau, toàn bộ thi thể được tìm thấy. Ảnh: Võ Thạnh.

t8

Nóc Ông Đề, thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam có 14 hộ dân tộc Mơ Nông sinh sống. Họ cư trú bên con suối nhỏ, giữa núi rừng khoảng 20 năm nay. Ngôi làng có con đường uốn lượn đi qua.

t9Chiều 28/10, bão số Molave đổ bộ kèm theo mưa lớn khiến ngọn núi Pa Ranh ở đầu nóc Ông Đề sạt xuống. 55 người bị vùi lấp, trong đó 33 người sống sót và bị thương, 22 trường hợp mất tích. Sau ba ngày tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 8 thi thể, còn 14 nạn nhân mất tích. Ảnh: Ngọc Thành.

Cũng tại huyện Nam Trà My, cùng ngày sạt lở đất đá đã vùi lấp 8 người ở thôn 1, xã Trà Vân. Thi thể của họ được lực lượng cứu hộ tìm thấy một ngày sau đó.

t10Tại xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam), hai vụ sạt lở liên tiếp xảy ra vào chiều 28/10. Trong đó, vụ sạt lở tại thôn 6 đã vùi lấp 11 người. Tại thôn 1, hai cán bộ xã cũng bị mất tích dưới lớp đất đá khi đi giúp dân sơ tán. Vị trí các nạn nhân gặp nạn ở khu vực bên phải (gần tiếp giáp với xã Phước Thành). Ảnh vệ tinh ở thời điểm tháng 3/2020 cho thấy nhiều diện tích rừng đã nham nhở.

t11Khu vực xã Phước Lộc đang bị cô lập do các điểm sạt lở dày đặc chia cắt đường đi. Trong ảnh là khu vực uỷ ban xã (góc trái ảnh phía trên). Trực thăng của Sư đoàn không quân 372 hai ngày qua đã chở nhiều chuyến hàng tiếp tế gạo, thực phẩm, thuốc men cho người dân. Các lực lượng đang tích cực khơi thông đường để vào cứu hộ các nạn nhân. Ảnh: Đông Dũng.

t12Khu vực tìm kiếm các nạn nhân mất tích ở Phước Lộc và giải cứu công nhân bị mất liên lạc do sạt lở chia cắt đường đi được quân đội đánh dấu. Ảnh: Phước Tuấn.

t13Sáu ngày qua, việc tiếp cận tìm kiếm các nạn nhân mất tích ở Phước Lộc đang được gấp rút thực hiện. Tuy nhiên đường xá sạt lở khiến bộ đội phải băng rừng, qua những đoạn sạt lở nguy hiểm. Ngày 2/11, thêm hai nạn nhân ở thôn 6 được tìm thấy, hiện còn 4 người mất tích. Ảnh: Quỳnh Trần.

Táo Thạnh – Thành Đông

Theo VnExpress

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN