Uống nhiều nước có tốt không?

Nước đóng vai trò quan trọng là chất vận chuyển chất dinh dưỡng cho cơ thể, thiếu nước sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các bác sĩ vẫn thường khuyên, mỗi ngày cần uống đủ 8 ly nước, nhưng trên thực tế uống quá nhiều nước không hề tốt như suy nghĩ của nhiều người. Thậm chí, trong một số trường hợp, có thể gây chết người, dưới đây là những lý do không nên uống quá nhiều nước 

Giảm nồng độ natri trong máu

Khi uống nhiều nước, đồng nghĩa với việc phải đi tiểu nhiều lần, và nhiều người nghĩ rằng như vậy sẽ giúp cơ thể đào thải được độc tố ra ngoài. Nhưng trên thực tế thì không phải như vậy, đi tiểu nhiều lần sẽ bắt buộc thận phải hoạt động hết công suất dẫn đến suy giảm chức năng thận. Hơn nữa, thận có chức năng lọc thải độc tố và nước ra khỏi máu, nếu uống quá nhiều nước, lượng máu cần thanh lọc sẽ nhiều hơn. Nếu thận không kịp lọc sẽ làm loãng máu, dẫn đến thiếu natri trong máu, gây ra các triệu chứng như: mệt mỏi, buồn nôn, đi tiểu thường xuyên…

photo-1-1499051601966-3-133-527-975-crop-1499051623886

Phù não

Các nghiên cứu đã cho thấy nước giúp cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung, nhưng chỉ khi bạn uống đủ liều lượng, uống đúng cách. Uống quá nhiều, quá nhanh sẽ cho tác dụng ngược lại, nước quá nhiều sẽ làm loãng máu, tạo gánh nặng cho thận, khi thận không thể lọc được nước, các tế bào trong cơ thể sẽ bị giãn nở ra để giảm bớt gánh nặng cho thận.

Theo tiến sĩ Wolfgang Liedtke – nhà tâm thần học tại Trung tâm Y tế đại học Duke cho biết: “Tế bào não nằm trong hộp sọ cứng, nhưng khi uống quá nhiều nước chúng sẽ phải chia sẻ không gian với nước, máu và dịch tủy, điều này dẫn đến các tế bào bị o ép gây sưng tấy và phù nề”. Kết quả có thể dẫn đến chứng động kinh, hôn mê hoặc gặp các vấn đề về hô hấp, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.

dbd102d0c36b96b1_shutterstock_113766793

Gây hại cho hệ tuần hoàn

Khi uống quá nhiều nước, cơ thể không đủ rộng để chứa lượng nước nạp vào, các thành mạch sẽ bị quá tải do dư thừa chất lỏng. Dư thừa nước trong thành mạch sẽ làm loãng nồng độ natri trong máu. Điều này, bắt buộc hệ tuần hoàn phải hoạt động nhiều hơn để có đủ lượng sodium cho các tế bào. Hơn nữa, dư thừa nước dẫn đến cơ thể sẽ thiếu các dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe và sự sống, đặc biệt gây hại cho các tế bào thận. Vì thế, nên theo dõi phản ứng của cơ thể khi uống nước thay vì tập trung vào số lượng nước nạp vào cơ thể.

Theo khuyến cáo, mỗi ngày người phụ nữ bình thường nên uống từ 1.5 – 2.2 lít chất lỏng (bao gồm nước, canh, súp và các chất lỏng khác). Riêng nam giới số lượng chất lỏng nạp vào mỗi ngày là 3 lít. Nếu uống đủ nước, khi đi tiểu sẽ có màu vàng nhạt và bạn sẽ không cảm thấy khát.

Riêng phụ nữ mang thai và những người bị nôn mửa, sốt cao phải uống nhiều nước, tuy nhiên phải dựa trên nhu cầu cơ thể để uống, không uống theo số lượng.

1436716624-getty-sb10067421d-001-quenchthirst-steve-west-1436430892293

Gây tổn thương tiểu cầu

Tiểu cầu hoạt động như một “trạm lọc” để bài tiết nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Uống quá nhiều nước sẽ khiến tiểu cầu “quá tải” dẫn đến nhiều mối nguy cho sức khỏe. Đồng thời, thận cũng phải làm việc hết công suất để xử lý lượng nước dư thừa.

Gây kích ứng dạ dày

Uống quá nhiều nước sẽ làm mất cân bằng chất điện giải, sự mất cân bằng này dẫn đến dạ dạy bị kích ứng. Đây là giai đoạn đầu của triệu chứng giảm natri trong máu.

Gặp các vấn đề về gan

Trường hợp này xảy ra khi uống quá nhiều nước có chứa hàm lượng sắt cao. “Quá tải” sắt sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề về gan như: suy gan, ung thư gan và nhiều vấn để sức khỏe khác: rụng tóc, mệt mỏi, liệt dương, giảm ham muốn tình dục, suy nhược cơ thể…

uong-nuoc-dep-da-1

Cơ thể hấp thu quá nhiều Clo

Hầu hết, các loại nước đóng chai hiện nay đều dùng clo để xử lý. Trong nhiều năm qua, các nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng chlorine qua đường nước sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: ung thư hoặc rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể. Vì thế, khi uống nhiều nước sẽ tăng nguy cơ hấp thu quá nhiều Clo vào cơ thể, dễ bị ung thư và rối loạn chức năng cơ thể.

Phải đi tiểu nhiều

Khi uống quá nhiều nước nếu cơ thể không ra mồ hôi, nước sẽ giữ lại bên trong cơ thể, điều này đồng nghĩa với việc sẽ phải đi tiểu nhiều lần, gây hại cho thận, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt thường nhật của bạn. Ngoài ra, việc đi tiểu nhiều lần sẽ giảm khả năng hấp thu chất lỏng của cơ thể.

Trên đây, là một số mối nguy nếu uống quá nhiều nước, uống nước quá nhanh. Trong trường hợp, sau khi uống nước có bất cứ triệu chứng bất thường khác nên đến gặp bác sĩ ngay để được can thiệp sớm. Duy trì thói quen uống nước lành mạnh, đúng liều lượng, đúng cách theo lời khuyên của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Uống đủ và đúng:

Uống bao nhiêu nước là đủ?

Nước chiếm 70% cơ thể, nó đóng vai trò là chất vẫn chuyển chất dinh dưỡng thiết yếu cho các tế bào. Thiếu nước sẽ dẫn đến hôn mê, mệt mỏi, nguy hiểm hơn có thể khát quá mức dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, lượng nước cần thiết phụ thuốc vào nhiều yếu tố như: môi trường sống, mức độ hoạt động của mỗi người. Với những phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị sốt cao, người bị nôn mửa, tiêu chảy cần uống nhiều nước hơn người bình thường.

1_59605

Với những người sống trong vùng khí hậu nắng nóng, thường ra nhiều mồ hôi lượng nước cơ thể cần cũng cao hơn ngươi sống ở những vùng khí hậu mát mẻ. Trung bình mỗi ngày, một người bình thường cần uống đủ từ 8 – 9 ly nước.

Để nhận biết cơ thể đã uống đủ nước hay không chỉ cần kiểm tra màu sắc nước tiểu, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không màu, bạn không cảm thấy khát nghĩa là cơ thể đã được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.

Khi nào thì nên uống nước:

Uống sau khi vận động và tâp thể dục: Sau khi vận động và tập thể dục mồ hôi ra nhiều, cơ thể rất cần bổ sung nước và chất điện giải. Do đó, sau mỗi buổi tập hoặc làm việc nặng, cần uống nước để bù lượng nước đã mất do ra quá nhiều mồ hôi.

Khi đi ngoài trời nắng gắt: Trời nắng nóng sẽ khiến bạn mất nhiều nước, thiếu nước sẽ gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có thể bị ngất xỉu. Vì thế, khi đi dưới trời nắng gắt nên mang theo một chai nước dự trữ. Thỉnh thoảng nhấp một ngụm, nhớ không uống quá nhiều, quá nhanh sẽ bị sốc nước.

WATER-1050x641

Bị sốt cao, nôn mửa hoặc tiêu chảy: Bị sốt cao thân nhiệt tăng cao, dễ gây mất nước, do đó lúc này cần uống nhiều nước và chất điện giải để bù mất nước. Tương tự người bị tiêu chảy và nôn mửa cũng dễ bị mất nước và mất cân bằng chất điện giải, cần được bổ sung kịp thời.

Ngoài ra, nên uống nước theo nhu cầu của cơ thể, không cần để ý đến số lượng nước nạp vào là bao nhiêu, khi khát thì uống. Ngoài nước, bạn có thể uống nước trái cây, ăn súp, canh cũng cung cấp nước đáng kể cho cơ thể.

Hạ Vi

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN