Mối liên quan giữa vẩy nến và hệ thần kinh

Vẩy nến là bệnh da liễu có cơ chế tự miễn. Bên cạnh đó, những nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy, hệ thần kinh cũng có mối liên quan đến bệnh này.

Bệnh vẩy nến và hệ thần kinh có liên quan như thế nào?

Từ trước tới nay, các nhà khoa học đã cố gắng để hiểu chi tiết hơn về những gì gây ra bệnh vẩy nến. Hai nghiên cứu được tài trợ một phần bởi Viện Viêm khớp, Cơ xương khớp & Bệnh da (NIAMS) công bố trên tạp chí Nature và tạp chí Clinical Investigation (Mỹ) đã phát hiện ra một số yếu tố góp phần gây bệnh này. Những nghiên cứu đã làm sáng tỏ lý do bệnh vẩy nến phát sinh và cách mà cơ thể hoạt động để “sửa chữa” những thiệt hại do nó gây ra. Đồng thời, xây dựng các chiến lược mới tiềm năng để điều trị căn bệnh này.

Mối liên quan giữa vẩy nến và hệ thần kinh
Nghiên cứu về bệnh vẩy nến của các nhà khoa học Mỹ mang lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, có sự liên hệ chắc chắn giữa hệ thần kinh và hệ miễn dịch trong bệnh vẩy nến. Trạng thái căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của vẩy nến; Mặt khác thuốc tê tại chỗ hoặc điều trị tổn thương hệ thần kinh thường làm giảm viêm và giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh vẩy nến.

Khi tiến hành nghiên cứu, Bác sĩ, Tiến sĩ Ulrich von Andrian, Đại học Y khoa Harvard và các cộng sự tập trung sự chú ý vào một tập hợp con của tế bào thần kinh cảm ứng đau (có nhiều trong da) chịu trách nhiệm về những cảm giác khó chịu của cơ thể như nóng, lạnh, viêm đau. Nếu những tế bào thần kinh này có liên quan trong việc thúc đẩy bệnh vẩy nến, thì loại bỏ chúng sẽ giảm bớt các triệu chứng của căn bệnh này.

Bên cạnh đó, thí nghiệm trên chuột cho thấy: sau khi loại bỏ các tế bào thần kinh, chuột kém đáp ứng với một hợp chất gọi là imiquimod, mà thường gây nên một tình trạng giống với bệnh vẩy nến. Jose Ordovas-Montanes, một sinh viên tốt nghiệp NIAMS, hỗ trợ tại trường Y Harvard và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Từ những thí nghiệm này, chúng tôi biết rằng tế bào thần kinh cảm ứng đau, khi tiếp xúc với imiquimod, kích hoạt viêm bằng cách kích thích sản xuất IL-23 (interleukin-23). Nhưng chúng tôi không biết nơi mà các IL-23 đã được sinh ra”.

Tiến sĩ Andrian cho biết: “Bằng cách phát hiện ra vai trò của hệ thần kinh trong bệnh vẩy nến, chúng tôi đã phát hiện ra một con đường hoàn toàn mới mà y học có thể khai thác cho mục đích điều trị. Nhắm tới mục tiêu là các tế bào thần kinh cảm ứng đau, chúng ta có thể phát triển các loại thuốc mới để điều trị bệnh vẩy nến và có thể cả những bệnh viêm da khác”.

Mối liên quan giữa vẩy nến và hệ thần kinh
Khỏi vẩy nến, cuộc sống sẽ hạnh phúc trọn vẹn hơn

Sử dụng thảo dược – Phương pháp trị vẩy nến tại Việt Nam

Cùng với các chuyên gia Mỹ, những nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng không ngừng tìm giải pháp chữa trị hiệu quả cho người bị vẩy nến. Nhờ sự phát triển của y học, ngày nay các nhà khoa học trong nước đã phối hợp thành công những phương pháp chữa bệnh dân gian bằng thảo dược với dây chuyền sản xuất hiện đại, để tạo ra các sản phẩm viên uống, kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Phương pháp này có ưu điểm là tất cả các thành phần thảo dược được khử trùng, kiểm soát sản xuất trên dây chuyền chặt chẽ, với liều lượng được cân đong, đo đếm chính xác, mang lại hiệu quả tuyệt vời khi sử dụng. Trong đó, được ứng dụng để điều trị vẩy nến là cây sói rừng (giúp chống tự miễn) – Vị thuốc làm thành phần chính trong một loại sản phẩm thực phẩm chức năng dạng viên uống. Đồng thời, sói rừng còn được kết hợp với bạch thược, nhũ hương, hoàng bá… mang lại hiệu quả điều hòa miễn dịch từ bên trong, giảm viêm ngứa, loại bỏ sạch vẩy và ngăn ngừa bệnh vẩy nến tái phát.

Còn ở dạng kem bôi ngoài da, các thành phần thiên nhiên cũng được đưa vào nghiên cứu, ứng dụng. Đặc biệt là loại kem chứa chitosan, phá cố chỉ, ba chạc… Lời khuyên cho người bệnh là nên kết hợp kem bôi này với thực phẩm chức năng viên uống để tăng hiệu quả điều trị vẩy nến. Đồng thời, người bệnh cần tránh căng thẳng hệ thần kinh, để tránh tác động xấu đến bệnh vẩy nến.

Hiểu rõ mối liên hệ giữa hệ thần kinh và bệnh vẩy nến để giữ cho tâm trạng thoải mái, kết hợp với kiên trì sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn, giá thành phù hợp sẽ giúp bạn hạn chế được sự “oanh tạc” của bệnh vẩy nến.

Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang – Sản phẩm cho người bị lupus ban đỏ, vẩy nến do tự miễn

Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.

Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như nhàu, thổ phục linh, bạch thược, hoàng bá… giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như: lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến… Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.

Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang nên được sử dụng từ 3-6 tháng.

Trung Thành (Phụ Nữ Ngày Nay)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN