Đau ‘vòng 1′ điều trị như thế nào?

Nếu “vòng 1” đột nhiên xuất hiện cơn đau dữ dội mà mang tính kéo dài, cũng như kèm có nắn đau thấy rõ, nên nghĩ đến các loại bệnh viêm “vòng 1” cấp tính.

Đau “vòng 1” là do bộ phận nào gây ra?

Nếu “vòng 1″ đau mang tính bộc phát, hơn nữa thường bắt đầu đau trước kỳ kinh, hoặc đau nặng hơn trước khi có kinh; giảm nhẹ hoặc biến mất sau khi hết kinh, đau dạng căng hoặc như kim đâm, đôi lúc sẽ lan từ vùng dưới nách hoặc vùng vai sau, sờ tại chỗ có đau nhẹ đến vừa, nên nghĩ đến diễn biến bệnh mang tính tăng sinh.

Nếu thời kỳ cho con bú phần núm vú đau dữ dội, núm vú trầy xước; nứt nẻ, có khả năng do trẻ bú móm gây chấn thương làm núm vú nứt nẻ.

Nếu “vòng 1″ chỉ đau ngầm nhẹ hoặc đau đơn thuần, bộc phát không mang tính quy luật thấy rõ, chỉ đau đột ngột hoặc đau cơn, có một số mang tính kéo dài, vì cơn đau không thấy rõ mà thường bỏ sót, nên biết rằng loại đau vòng 1 này có khả năng là tín hiệu thời kỳ đầu của bệnh ác tính, cần được quan tâm. Thậm chí đôi lúc “vòng 1″ không có cảm giác đau thấy rõ, triệu chứng chỉ là đau dưới nách và vùng vai sau, nhưng lại có thể đột biến bệnh ác tính. Đối với những diễn biến nhỏ này cũng không nên bỏ sót.

Nếu “vòng 1″ có cơn đau rát dữ dội mang tính kéo dài, hơn nữa đau ngày càng tăng, khó tự giảm được cơn đau, cũng như tại chỗ có khối u lở loét hoại tử, là những cơn đau “vòng 1″ diễn biến thời kỳ cuối của bệnh ác tính. Thời điểm này những triệu chứng của bệnh ác tính đã thấy rất rõ, tìm ra nguyên nhân của cơn đau đã không còn là chuyện khó.

Một số bạn gái trong lúc căng sữa sẽ xuất hiện đau vòng 1, đây là tình trạng sinh lý, cần phân biệt cơn đau này với những loại cơn đau khác.

Tóm lại, xảy ra đau vòng 1, không nên hoảng sợ mất phương hướng, nhưng cũng không lơ là, cho rằng đau vòng 1 là “chuyện nhỏ”, ráng chịu đựng rồi sẽ qua đi; một số bạn gái hơi e thẹn, cảm thấy đau vòng 1 rất khó thổ lộ, mắc cỡ đi khám bệnh…, đây là những hiểu biết không đúng.

Đau 'vòng 1' điều trị như thế nào?

Nếu “vòng 1″ bị đau đừng ngần ngại đến bác sĩ, để được khám

Tại sao sau khi hết kinh lại xảy ra đau “vòng 1”?

Nếu sau khi mãn kinh lại xuất hiện cơn đau “vòng 1″, phá bỏ sự “yên lặng” có thể gặp trong những tình trạng dưới đây:

Trước tiên, vào thời tiền mãn kinh, do sự bài tiết estrogen nội sinh đang trong quá trình giảm thiểu nhanh chóng, các tổ chức vòng 1 không đáp ứng kịp đối với sự biến đổi bài tiết của hoóc-môn này, các bộ phận của vòng 1 cũng phản ứng khác nhau đối với việc giảm bài tiết, rồi có thể xảy ra một số thay đổi tương ứng, chẳng hạn như đau tại chỗ; tuyến thể dày lên… Loại phản ứng này sẽ ngưng sau khi mãn kinh, cũng có thể tồn tại một khoảng thời gian tương đối sau khi mãn kinh. Do là phản ứng đặc thù của một thời kỳ sinh lý nào đó, bởi thế không đáng sợ hãi, chỉ cần kiểm tra định kỳ theo lời dặn của bác sĩ, khi cần thiết dùng thuốc điều trị một số hội chứng của phụ nữ thời kỳ mãn kinh sẽ thấy hiệu quả ngay.

Đau “vòng 1” điều trị như thế nào?

Sau khi bác sĩ thăm khám tỉ mỉ, báo cho người bệnh biết không bị khối u, cơn đau vòng 1 của một số người bệnh sẽ có thể hóa giải. Ngoài ra, khuyến cáo người bệnh nên quan tâm tính thích hợp và thoải mái khi mặc áo ngực, đồng thời giảm hấp thu chất béo động vật và thức ăn chứa nhiều caffeine như cà phê, trà, chocolate. Tăng hấp thu vitamin A, B, E giúp giảm nhẹ cơn đau vòng 1.

Đối với người có cơn đau vòng 1 dữ dội mà ảnh hưởng đến làm việc và nghỉ ngơi thì cần tiếp nhận điều trị bằng thuốc.

Làm thế nào hóa giải “vòng 1″ bất ổn?

Những tình huống có thể xảy ra với bạn như sau:

Có thể đã mang thai: Bạn rất khó tin rằng “vòng 1″ của mình lại căng như được bơm hơi, hơn nữa đau rất khó chịu.

Ban đêm, bạn có lẽ không tìm ra tư thế ngủ thoải mái. Kinh nguyệt sắp đến, chiếc áo ngực vốn mềm mại như nhung lại giống như một tấm bìa cứng, hơi “động đậy” một chút thì không thoải mái.

Thông qua kiểm tra định kỳ hàng tháng phát hiện khối u “vòng 1″, dẫu cho bác sĩ đã cho bạn biết là lành tính, có lẽ bạn vẫn hoài nghi.

Rất nhiều nữ giới đối với những diễn biến lành tính của “vòng 1″ cảm thấy khó chịu. Dưới đây là những đề xuất của các chuyên gia, giúp bạn hóa giải những bất ổn của “vòng 1″.

Ăn uống ít béo, giàu xơ: ăn ngũ cốc (toàn cám), rau và đậu. Một nghiên cứu khám phá rằng, nữ gới vận dụng cách ăn uống này, oestrogen có những đường chuyển hóa khác nhau. Phần lớn estrogen được bài tiết theo phân, chỉ giữ lại một ít estrogen tuần hoàn trong máu, theo đó, vòng 1 chịu kích thích ít hơn.

Hấp thu vitamin: nên ăn uống hấp thu thức ăn nhiều vitamin C, canxi, magiê, vitamin nhóm B. Những vitamin này và ion trợ giúp điều tiết tạo ra prostaglandin E, theo đó có tác dụng ức chế tạo ra prolactin.

Tránh hấp thu bơ sữa và các chất béo khác: chất béo sẽ gây rối loạn khả năng của các acid amin cần thiết (từ thức ăn) chuyển hóa thành y-carboxyglutamate (GLA). GLA thúc đẩy hình thành prostaglandin E, kích tố này có tác dụng ức chế prolactin.

Đảm bảo yên tĩnh: khi căng thẳng, cortisol do tuyến thượng thận bài tiết cũng có tác dụng gây rối loạn chuyển hóa GLA.

Không dùng thức ăn cay mặn: thức ăn nhiều muối dễ làm “vòng 1″ căng to, nhất là 7 – 10 ngày trước khi có kinh nên tránh loại thức ăn này.

Dùng thuốc: dùng Ibuprofen để hóa giải cơn đau “vòng 1″. Nhưng tránh dùng thuốc giảm đau chống viêm steroid thoa tại chỗ.

Đắp lạnh hoặc đắp nóng: một số bạn gái dùng tay ngâm trong nước đá, sau đó “đắp” lên vòng 1, giúp hóa giải bất ổn “vòng 1″. Một số bạn gái khác dùng túi chườm nóng hoặc bằng cách tắm nước nóng để giảm đau “vòng 1″. Cũng có người khám phá rằng, thay phiên đắp lạnh, đắp nóng có hiệu quả nhất.

Mang áo ngực cố định: những vận động viên chạy chậm mang áo ngực cố định, đã trợ giúp thêm cho thần kinh “vòng 1″ phòng ngừa bị đè ép. Một số chị em khám khá ban đêm mang áo ngực khi ngủ có sự trợ giúp.

Hóa giải bằng xoa bóp: một số chị em dùng cách xoa bóp nhẹ “vòng 1″, làm cho thể dịch dư thừa chảy về hệ thống lympho. Phương pháp: trước tiên chà xà phồng lên “vòng 1″, dọc theo bề mặt “vòng 1″ xoay các ngón tay theo hình tròn lớn cỡ một bạc cắc, sau đó dùng tay ép vào “vòng 1″.

Hóa giải bằng dầu thầu dầu: dùng dầu thầu dầu đắp “vòng 1″, để hóa giải chứng viêm tuyến vú. Phương pháp này cũng giúp điều trị “vòng 1″ bị viêm nhẹ. Các nguyên liệu gồm: dầu thầu dầu, gạc, tấm nylon và túi chườm nóng. Tấm gạc xếp thành 4 lớp tẩm dầu thầu dầu, nhưng không quá nhiều, tránh tràn ra khắp nơi. Tấm gạc đắp lên “vòng 1″, lót tấm nylon, rồi đặt lên túi chườm nóng. Túi chườm nóng chỉnh với độ nóng chịu đựng được, đắp 1 giờ, dầu thầu dầu được chế ở nhiệt độ thấp, có chứa một chất giúp nâng cao chức năng tế bào lympho T, chức năng này giúp làm giảm viêm nhanh chóng. Bạn có lẽ cần đắp nóng như vậy 3 – 7 ngày, mới đạt hiệu quả.

Theo Sức khỏe Đời sống

 

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN