Ăn mặn có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Việc ăn mặn hàng ngày như một thói quen tưởng chừng rất đơn giản, nhưng chính vị mặn của nó là nguyên nhân hàng đầu làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bạn có biết điều đó?

Ăn mặn ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khi cơ thể hấp thụ lượng muối quá mức bình thường sẽ làm tăng áp lực của máu lên thành động mạch. Vì vậy, dùng quá nhiều muối đồng nghĩa với nguy cơ tăng huyết áp. Người có tiền sử cao huyết áp mà vẫn duy trì thói quen ăn mặn sẽ khiến bệnh thêm nặng và dẫn đến những nguy cơ tai biến khôn lường như bị đột quỵ, suy thận hay gia tăng khả năng mắc bệnh tim… Đồng thời, khi bị cao huyết áp, lượng máu cung cấp cho não không đủ dẫn tới khả năng tổng hợp sắc tố đen của các nang lông và sắc tố đen bị hạ thấp dẫn tới việc bị rụng tóc và bạc tóc sớm.

Khi cơ thể chứa lượng muối quá cao sẽ làm tăng tỷ lệ hư hỏng chức năng của thận. Các nhà khoa học cho biết, lượng natri cao có liên quan trực tiếp đến bệnh tim mạch, bởi ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận, buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận.

a_ANWL

Ăn mặn sẽ kích thích uống nước nhiều, làm tăng khối lượng máu tuần hoàn thì tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày tim thất trái to lên dẫn đến bị suy tim. Bên cạnh đó, ăn muối nhiều khiến cơ thể bị khát dẫn đến uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều làm cho quá trình đào thải canxi tăng lên qua đường nước tiểu, dẫn đến loãng xương, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh.

Khi ăn mặn, cơ thể giữ lại chất lỏng dư thừa làm đầy hơi và cảm thấy cơ thể nặng nề hơn bình thường. Bởi nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn quá mặn cũng ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của dạ dày. Ung thư dạ dày cũng có liên quan với mức độ cao của muối. Người ăn quá mặn sẽ có nguy cơ mắc các chứng bệnh về dạ dày cao hơn người ăn uống bình thường. Còn với những ai đã từng bị loét dạ dày, nên ăn càng nhạt càng tốt, bởi vì hàm lượng muối cao sẽ làm tăng độc tính của vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.P) gây loét dạ dày và tá tràng. Nguy cơ này càng cao nếu bạn có thói quen ăn mặn kết hợp với chua cay.

Làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Có rất nhiều nghiên cứu về sự tác động của muối đến cấu trúc ADN. Viện Tim Phổi và Huyết Mạch Mỹ đã kết luận: “Cấu trúc ADN có nguy cơ bị phá hủy nếu cơ thể tích trữ quá nhiều muối”. Trong muối có nhiều natri, còn gọi là sodium. Hàng ngày, chúng ta không chỉ dùng muối ăn, mà còn nạp muối từ rau, quả đóng hộp, bánh mặn, snack, nước mắm… Chính vì thế, sử dụng muối dùng liều lượng trong bữa ăn hàng ngày rất quan trọng.

Trung bình mỗi ngày, một cơ thể bình thường nên tiếp nhận không quá 6 gram muối, tương đương 2,3 gram natri. Còn đối với người đã có bệnh, đặc biệt những bệnh liên quan đến muối, càng phải hạn chế và tốt nhất nên theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn: Người bị cao huyết áp không nên dùng quá 5 gram muối/ ngày.

cung-nau-an

Khi chế biến thức ăn, bạn nên cân nhắc đến khẩu phần ăn của mỗi người sao cho phù hợp. Các loại rau, củ, quả trong tự nhiên hoặc những món ăn như cà hay dưa muối đều có một hàm lượng muối nhất định. Đối với các loại thức ăn đã chế biến sẵn, trên bao bì sẽ ghi hàm lượng muối, mỗi 1 gram muối chứa khoảng 0,4 gram natri. Do vậy, nếu trên bao bì chỉ ghi thành phần natri, bạn hãy nhân 2,5 lần. Như thế, bạn sẽ có được số lượng muối trong thành phẩm.

Vị giác của bạn thích nghi với độ mặn theo thời gian, có nghĩa là bạn càng muốn ăn mặn nhiều hơn. “Mọi người sẽ càng ăn mặn theo thời gian”, Kirkpatrick nói. Hãy thử ăn những thực phẩm lành mạnh để làm giảm sự thèm mặn của cơ thể.

Vĩnh Thụy

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN