Tôi đã ‘huấn luyện’ chồng mình ngoan như chú cún con như thế nào?

Bài học cốt yếu mà tôi học được từ những người huấn luyện thú hoang là tôi nên trao thưởng những việc làm tốt của chồng, và lơ đi những điều không hài lòng về anh ấy. Suy cho cùng thì bạn không thể yêu một con sư tử biển giữ thăng bằng một quả bóng trên mũi bằng cách rầy la nó. Các ông chồng cũng không khác gì.

Tạo thói quen từ từ

Áp dụng theo cách đó, tôi bắt đầu cảm ơn Scott nếu anh ấy cho chiếc áo phông bẩn của mình vào giỏ. Nếu anh cho vào giỏ hai chiếc, tôi sẽ hôn anh. Bên cạnh đó, tôi cũng làm lơ bước qua bất cứ bộ quần áo bẩn nào trên sàn nhà mà không thèm trách móc, mặc dù đôi lúc tôi cũng đá chúng vào gầm giường. Và khi anh ấy bắt đầu thích những lời khen ngợi của tôi, đống quần áo bẩn cũng ít dần đi.

dan ong giatẢnh minh họa.

Tôi đang sử dụng kĩ thuật mà những huấn luyện viên gọi là “tạo thói quen từ từ”, trao thưởng những bước nhỏ để dẫn đến một hành vi hoàn toàn mới. Bạn không thể hi vọng một con khỉ đầu chó biết nhào lộn theo mệnh lệnh ngay trong buổi đầu tiên, cũng như bạn không thể kì vọng chồng thường xuyên nhặt những chiếc vớ bẩn bằng cách khen ngợi anh. Với con khỉ đầu chó, ban đầu bạn cần huấn luyện chúng bằng một cú nhảy nhỏ, rồi một cái nhảy cao hơn, và cao hơn nữa sau đó. Với Scott, tôi bắt đầu tán dương mọi hành động nhỏ của anh mọi lúc: lúc anh lái xe chậm hơn một chút, ném một chiếc quần bẩn vào giỏ hay đến đúng giờ trong bất cứ hoạt động nào.

Tôi cũng bắt đầu phân tích chồng mình theo cách người huấn luyện xem xét một con thú hoang. Những người dạy thú chuyên nghiệp được học tất cả mọi thứ về một loài, từ giải phẫu học đến cấu trúc xã hội, tìm hiểu cách nó nghĩ, xem những gì nó ưa và không ưa, cái gì dễ dạy, cái gì không. Ví dụ, con voi là động vật bầy đàn, vì vậy nó hoạt động theo tôn ti trật tự. Voi dù không thể nhảy, nhưng nhờ huấn luyện nó có thể biết trồng cây chuối. Và nó ăn chay.

Riêng chồng tôi anh là người có địa vị xã hội. Anh có khả năng giữ thăng bằng như một chuyên viên thể dục, nhưng lại di chuyển rất chậm, đặc biệt là khi ăn diện. Anh có năng khiếu trượt tuyết, nhưng lại luôn đi trễ. Anh ham ăn, nhưng ăn uống thiếu khoa học.

Tôi nhớ lại cách các huấn luyện viên tại một trường California huấn luyện con đà điểu đi bộ, hay huấn luyện con sói đi vào bầy đàn. Tôi liền áp dụng với Scott ngay.

Nghĩ ra việc để anh ấy làm cùng bạn

Trong một chuyến đi thực tế của sinh viên, huấn luyện viên nuôi dạy thú đã dạy một chú vẹt mào đỏ châu Phi thay vì đậu lên vai, anh đã dùng một tấm thảm và dạy cho nó cách đậu lên đó. Với cách này, anh rèn cho chú vẹt nọ không đậu lên vai và làm phiền anh những lúc anh bận rộn. Kết quả, chú vẹt đã làm được.

vao bep

Ảnh minh họa.

Tôi dùng cách này để áp dụng cho Scott để anh ấy không quấy rầy, làm phiền tôi lúc tôi nấu ăn. Để dụ anh ra khỏi bếp, tôi xếp mùi tây cho anh chẻ hay phô mai để anh nạo ở một góc khác của căn bếp. Hoặc tôi sẽ đặt một bát khoai tây và salad ở bên kia căn phòng. Hiệu quả đạt được ngay tức thì: Scottt không còn lảng vảng quanh tôi khi nấu ăn.

Bỏ qua những lỗi nhỏ nhặt

Một lần khác, tôi theo chân sinh viên đến thủy cung ở San Digeo, tại đây tôi đã quan sát cách các huấn luyện viên huấn luyện cá heo. Khi một chú cá heo làm việc gì đó sai, người dạy thú sẽ không vội vàng phản ứng lại ngay. Anh đứng yên, không tỏ bất cứ thái độ gì và cũng không nhìn chằm chằm vào mắt nó. Sau đó vài phút, anh quay lại công việc huấn luyện như chưa có chuyện gì xảy ra. Với cách này, kết quả sau đó những chú cá heo đã làm tốt bài học mà người huấn luyện muốn. Từ thực tế này, tôi quyết định sẽ áp dụng cho Scott – chồng tôi.

bua bon

Ảnh minh họa.

Chồng tôi thường hay lục tung cả ngôi nhà để tìm chìa khóa, mọi lần tôi tỏ ra khó chịu và la mắng anh. Nhưng lần này tôi quyết định làm lơ mọi thứ anh làm, khi anh chạy ầm ầm lên cầu thang, ném quần áo khắp sàn nhà, tôi cũng quyết không lên tiếng mà tập trung làm nốt phần việc của mình. Sau đó, kết quả thật bất ngờ, anh chạy vào bếp và vui vẻ khoe với tôi “tìm thấy rồi”. Tôi không quay lại nhìn anh, chỉ nói “Thật tuyệt, hẹn gặp lại anh”. Mọi thứ đã quay lại đúng trật tự.

Không đổ lỗi…

Tôi thường đổ lỗi cho chồng mình là người vô tâm, không biết quan tâm và chia sẻ. Bằng chứng là anh thường xuyên vứt quần áo bẩn khắp sàn nhà. Dù tôi đã cố gắng để thay đổi thói quen xấu này của anh nhưng dường như chuyện này không hề dễ.

cai

Đừng nên đổ lỗi cho nhau. (Ảnh minh họa)

Sau khi tham gia lớp huấn luyện vật nuôi, tôi thấm nhuần tư tưởng của các chuyên gia nuôi dạy thú “Không bao giờ đổ lỗi cho con vật”. Từ đó, tôi không bao giờ đổ lỗi cho chồng mình nữa, thay vào đó tôi bắt đầu tìm hiểu rõ nguyên nhân, phân tích hành vi, thói quen của anh ấy. Tôi nhận ra rằng, những thứ thuộc về bản năng, bản chất của anh ấy tôi không thể thay đổi được. Tôi học cách chấp nhận và sống chung với nó. Sau 2 năm kết hôn tôi nhận thấy, trong mỗi chúng ta ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu. Không ai là hoàn hảo cả. Bởi bạn không thể khiến một con chồn ngừng đào bới, và tôi cũng không thể khiến chồng tôi ngừng quên ví hay chìa khóa.

Sau 2 năm áp dụng các kỹ năng rèn thú cưng cho Scott, cuộc sống hôn nhân của chúng tôi đã dễ thở hơn rất nhiều. Anh đã biết cách chia sẻ việc nhà với tôi, mỗi lần làm việc đó anh ấy rất thoải mái, thậm chí là rất hào hứng.

Hạ Vi (Theo nytimes)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN