Khi nào biến chứng của bệnh tay chân miệng xuất hiện?

Bệnh tay chân miệng thông thường có thể khỏi sau 7-10 ngày tự điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, các biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể để lại hậu quả lớn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng

1. Khi nào biến chứng của bệnh tay chân miệng xuất hiện?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa thông qua các virus đường ruột. Các loại virus này có khả năng lây trực tiếp từ người sang người thông qua dịch mũi (họng), nước bọt, các vết mụn nước và phân của bệnh nhân.

dieu-tri-benh-tay-chan-mieng-nhu-the-nao1-15308702880181310475687 Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)

Các trường hợp có triệu chứng lâm sàng của bệnh tay chân miệng xét nghiệm dương tính với các loại virus Coxsackievirus A từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16; Coxsackievirus B 1, 2, 3, 5; Enterovirus 71 thuộc họ Picornaviridae.

nguyen-nhan-benh-tay-chan-mieng-bung-phat2-1530764690969515755966 Enterovirus 71 là nguyên nhân gây ra các biến chứng của bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

Trong nhóm các virus gây bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 (EV71) là loại virus có khả năng gây ra những biến chứng của bệnh tay chân miệng với tỉ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng lớn. Loại virus này lây truyền qua đường tiêu hóa, vào đường ruột, từ đó đi vào hệ bạch huyết xâm nhập và tấn công vào các cơ quan trong đó có hệ thần kinh trung ương.

2. Các biến chứng của bệnh tay chân miệng

Trong các trường hợp thông thường, biến chứng của bệnh tay chân miệng thường ít xảy ra và người bệnh có khả năng khỏi bệnh sau khoảng 7 đến 10 ngày tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, các biến chứng nguy của bệnh tay chân miệng nguy hiểm đến tính mạng không phải là không thể xảy ra.

bien-chung-cua-benh-tay-chan-mieng-co-the-gay-tu-vong1-15308758178831696024163 Biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể là viêm màng não (Ảnh: Internet)

Khi bị virus EV71 gây chân tay miệng tấn công, người bệnh có thể bị viêm màng não do virus, viêm não, tê liệt, viêm cơ tim, và các biến chứng về não và tim khác. Các bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều di chứng và thậm chí gây tử vong. Đáng chú ý hơn, các biến chứng của bệnh tay chân miệng thường rất khó để phát hiện nếu không chú ý kĩ.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu mắc tay chân miệng có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại một số di chứng nhẹ (hiếm gặp nhưng đã ghi nhận một số trường hợp). Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, thai phụ cũng nên tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nghi mắc bệnh cùng các vật dụng của bệnh nhân.

3. Dấu hiệu nhận biết các biến chứng của bệnh tay chân miệng

Như đã nói ở trên, biến chứng của bệnh tay chân miệng thường khó phát hiện. Nó thường được biểu hiện qua các dấu hiệu dưới đây:

– Trẻ quấy khóc liên tục, dai dẳng: Trẻ bị tay chân miệng có thể quấy khóc liên tục, thậm chí cả đêm không ngủ hoặc khóc dai dẳng thành từng cơn kéo dài 15-20 phút.

– Sốt cao liên tục không có dấu hiệu hạ nhiệt: Đây là một dấu hiệu của bệnh tay chân miệng khi trở nặng. Trẻ liên tục sốt cao trên 38,5 độ, không đáp ứng thuốc hạ sốt paracetamol.

cung-tim-hieu-benh-tay-chan-mieng-la-gi2-15307613464611308321512 Trẻ sốt cao liên tục có thể là dấu hiệu xuất hiện biến chứng của bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

– Giật mình: Trẻ thường xuyên bị giật mình trong lúc ngủ, lúc vui chơi và tần suất tăng dần theo thời gian.

Nếu trẻ bị chân tay miệng có 1 trong 3 dấu hiệu này, rất có thể đây là tình trạng nhiễm độc hệ thần kinh. Khi đó cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để kiểm tra và phát hiện sớm các biến chứng của bệnh chân tay miệng.

Theo Bùi Thảo Ngân – phunuvietnam.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN