Những “ảo tưởng” sáng thứ 2 và sự thật đằng sau là…

Không giống như sách vở thường nói: “Khởi đầu ngày mới bằng tinh thần thoải mái, bỏ qua hết những cái trong quá khứ” rồi nhâm nhi ly cà phê, ngắm nhìn nắng len lỏi qua hàng câu trước phố và nhẹ nhàng, thanh thảnh bước vào văn phòng với lời chào khẽ đồng nghiệp. Nếu nghĩ vậy, hoàn toàn sai lầm và ngày thứ hai chính là…

 

1. Ngập mặt với các cuộc họp “không tên”

 Gọi là “không tên” vì thứ hai vố dĩ là một ngày không yên của hầu hết từ sinh viên, học sinh đến dân công sở. Chúng ta không thể lề mề, phải chuẩn bị tinh thần cho những báo cáo và lợi nhuận không đạt KPI. Các cuộc họp kéo dài từ group nhỏ đến manager và cuối cùng là “đại boss”. Bạn sẽ có một ngày không bình yên chút nào. Vì suy cho cùng, thứ hai là đầu tuần, như nó là tổng kết của cả tuần cũ cũng như triển khai những kế hoạch tiếp theo.

Nếu một tuần làm việc không hiệu quả, áp lực sẽ tăng đều theo chức vụ của bạn với cấp trên. Rất có thể bạn sẽ là người “đau đầu” nhất khi đến thứ hai. Điều này là chưa bàn đến những điều tiếng thị phi không hay sẽ bất ngờ xảy ra trong ngày đầu tuần.

Tính chất mỗi công việc luôn hàm chứa những khó khăn thách thức khác nhau như báo cáo tài chính lợi nhuận cho những tập đoàn lớn, doanh thu cuồi tuần của sản phẩm điện tử hay báo cáo đề tài cho thư ký tòa soạn, họp giao ban trong sáng thứ 2. Hầu hết thứ 2 luôn là ám ảnh và không bao giờ trôi qua bình yên như chúng ta tưởng tượng. Hầu hết là chạy dealine cho kịp báo cáo nhiêm vụ mỗi người.

Những "ảo tưởng" sáng thứ 2 và sự thật đằng sau là...Điện thoại, Ipad, Mac Book là vật dụng không bao giờ nghỉ tay trong sáng đầu thứ 2

Còn học sinh sinh viên thì sao? Thứ hai luôn là giờ đầu tuần để kiểm tra bài cũ, sắp xếp lớp học với những bài học và phân công mới.

2. Tuyệt đối không đi trễ

Giờ dây thun trong cuộc sống công sở hay bất kỳ vui chơi nào của thì chúng ta luôn có suy nghĩ, đến sớm mắc công đợi chờ, đến sớm không ai trong văn phòng sẽ mệt mỏi… Và điều này ảnh hưởng đến tác phong nghề nghiệp của chúng ta. Nên nhớ, sáng thứ hai là bắt đầu công việc, cần phải đến sớm để ít nhất chuẩn bị tâm thế, sổ sách hồ sơ, cũng như để nhân sự chấm công cho một ngày đầu tuần đầy căng thẳng.

Những ngày tiếp theo ở giữa tuần chúng ta có thể du di đi trễ hoặc làm việc ít lại. Thế nhưng, sáng thứ 2 thì tuyệt đối dù “bệnh cũng phải đến công ty”. Đó là sự tôn trọng nghề nghiệp của mình. Nên nhớ, buổi sáng đầu tuần, các “đại boss” luôn trong tâm trạng không áp lực và bực bội. Với họ, sáng thứ hai luôn là việc “đợi sơ hở của nhân viên mà bắt thóp”. Cũng phải thôi, chính họ cũng chịu đủ áp lực từ tài chính trả công nhân viên mỗi ngày chứ không phải đùa.

Hãy tỉnh mộng lại đi, đừng vẽ nên một viễn tưởng rằng, sáng thứ hai dậy trễ, lật đật chạy đi mua ly cà phê Stabucks rồi vô tình va chạm trước xe một anh chàng đẹp trai và được đi “quá giang” đến công ty. Sau đó, là “một ngày mới bắt đầu”. Một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

3. Những uất ức như “dằm trong tim”

Đi là thì phải biết nhẫn nhịn, nương theo thời cuộc và nuốt nước mắt vào trong là chuyện bắt buộc phải có, nếu bạn muốn ra đời với người. Mặc cho ở nhà bạn giàu sang bao nhiêu, sang chảnh ra sao và tài giỏi được chiều chuộng thế nào thì ra đời phải chịu ganh ghét và tự mình bương chải. May mắn lắm thì làm việc chung nhiều với nhiều người nam thì sự cạnh tranh bớt đi, những tiểu tiết nhỏ nhặt sẽ mệt hơn.

Những "ảo tưởng" sáng thứ 2 và sự thật đằng sau là...

Còn nếu với nữ và làm việc nhóm thì việc thị phi là khó tránh khỏi. Nhiều lắm những cái sáng thứ 2 khi họp hành, một sự việc nào đó vô tình sẽ được đùn đẩy, đổ lỗi lên người bạn. Hoặc có thể một người nào đó ra đi trong sự bàng hoàng của nhiều người. Sau một cuộc họp thứ hai, tình cảm có thể mất đi với một ai đó hoặc một phát hiện mới với một người mà mình tưởng ghét họ.

Cuộc sống chốn công sở dạy cho ta việc “sống chung với hổ”. Tính cách có thể dần dần thay đổi. Bạn có thể trở thành nhẫn tâm để không bị đào thải.

4. Sự phản bội “không ngờ”

Không phải cứ ngẫu nhiên mà người ta gọi “đồng nghiệp không phải bạn” vì nó có sự khác biệt cả đấy. Đồng nghiệp chơi với nhau vì có thể lợi dụng hoặc xã giao để moi kiếm thông tin xung quanh. Họ không thật lòng với mình trừ một vài người anh khác giới.

Và ngày thứ 2 khi báo cáo với sếp và trước toàn tể nhân viên, bạn sẽ thấy ít nhất ai là người phản bội mình. Khi có thể là một lời nói lấp lửng, một lời biện minh không rõ ràng hoặc khi sếp hỏi thì họ sẽ im lặng như thể ta chưa từng dặn gì họ cả.

Một người đột ngột muốn chuyển team hoặc những lời báo cáo của những người cùng trong team không rõ ràng không hợp tác. Tất cả đều làm chúng ta khó mà xoay sở trước.

5. Sự điều động, chuyển giao “không được báo trước”

Không ai có thể đoán được “đại boss” nghĩ gì và không biết được rằng suy nghĩ của mỗi người ra sao. Ta lại càng không thể kiểm soát nhưng lời nói thị phi ra vào đam mũi nhọn vào mình. Khi đi làm, việc chuẩn bị những thay đổi lớn, linh động qua lại giữa các vị trí thì càng không thể từ chối. Bạn luôn là một mình chiến đấu với tất cả những kẻ thù xung quanh, để ít nhất khi bạn bị chuyển công tác hay một tình huống trớ trêu nào xảy ra. Bạn cũng không hề hụt hẫng.

(Sưu tầm)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN