Người biết lắng nghe khi phỏng vấn có biểu hiện thế nào?

Để tạo được ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, bạn không chỉ cần trả lời câu hỏi mà còn phải thể hiện mình là người biết lắng nghe. Nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ứng viên nào cũng được nhà tuyển dụng nhận xét là biết cách lắng nghe.

Muốn cải thiện điều này để tìm việc lương cao ở Hà Nội hay bất cứ ở đâu khác, hãy tham khảo 5 gợi ý sau nhé.

Tập trung và nghiêm túc lắng nghe

Tập trung và nghiêm túc là điều cần thiết nhất để bạn có thể lắng nghe hiệu quả. Trong quá trình trao đổi chia sẻ, nhà tuyển dụng sẽ có thói quen quan sát bạn để biết được rằng bạn có đang bị xao lãng hay không. Vì thế khi phỏng vấn, bạn cần tạm thời gạt qua những vấn đề cá nhân để thể hiện sự tập trung vào người đối diện. Biểu hiện của người tập trung sẽ là thường xuyên giao tiếp bằng mắt, không ngắt lời hay thay đổi tư thế ngồi liên tục. Thói quen này sẽ giúp bạn dễ dàng chiếm được cảm tình trong những phút đầu tiên của buổi phỏng vấn.

Đưa ra phản hồi ngắn

Là người biết lắng nghe không đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn im lặng và không có bất kỳ phản hồi nào. Ngược lại, việc đưa ra các phản hồi ngắn sẽ giúp cho cuộc trò chuyện được tự nhiên hơn rất nhiều. Ví dụ sau khi nhà tuyển dụng kết thúc một câu dài thì bạn có thể phản hồi nhanh bằng một số câu ví dụ như “Tôi hiểu” hoặc “Tôi đồng ý”.

Cách này không những giúp bạn thể hiện đang tham gia vào cuộc trò chuyện mà còn khơi gợi cho nhà tuyển dụng thoải mái tiếp tục phần trình bày. Các chi tiết trên tuy nhỏ nhưng nếu biết cách sử dụng phù hợp sẽ mang lại không khí tích cực cho buổi phỏng vấn.

Nhắc lại thông tin quan trọng

Mục đích giao tiếp là để truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Vì thế bạn cần thể hiện rằng bản thân đủ năng lực để lắng nghe và chắt lọc thông tin cần thiết. Cách thức này sẽ giúp bạn và nhà tuyển dụng xác nhận lại với nhau một số nội dung phỏng vấn. Đặc biệt là đối với những nội dung phức tạp và việc lắng nghe một khối lượng lớn có thể làm bạn bỏ sót hoặc nhầm lẫn.

Ví dụ bạn có thể nói: “Theo như những gì tôi hiểu là…” hoặc “Ý của anh/chị có phải là…”. Cách tiếp cận này sẽ rất hữu ích để khiến nhà tuyển dụng nhận ra là bạn có khả năng lắng nghe và thấu hiểu.

Phản ứng hợp lý

Trong quá trình phỏng vấn, có thể nhà tuyển dụng sẽ đưa ra nội dung hoặc quan điểm không giống với bạn. Lúc này khi lắng nghe xong, bạn không nên ngay lập tức phản ứng vì rất dễ gây ra cảm xúc tiêu cực. Tuyệt đối bạn không nên ngắt lời người khác chỉ để thể hiện thái độ không đồng ý. Vì một trong những tiêu chí của người biết lắng nghe đó chính là sự tôn trọng và thấu hiểu. Đây cũng có thể là một “bẫy” nhà tuyển dụng dành cho bạn.

Vì vậy hãy dành một ít thời gian để suy nghĩ về thông tin mà nhà tuyển dụng nói, sau đó sử dụng lý lẽ hợp lý để trình bày quan điểm cá nhân một cách khách quan. Một số cách bắt đầu như: “Cá nhân tôi lại suy nghĩ về chủ đề này theo một cách khác, cụ thể là…” hoặc “Tôi muốn bổ sung thêm cho nội dung này như sau…”.

Đặt câu hỏi mở rộng

Và cuối cùng, những câu hỏi mang tính chất mở rộng vấn đề sẽ là sự thể hiện rất thuyết phục của kỹ năng lắng nghe mà bất kỳ ứng viên nào cũng cần biết. Sẽ rất khó để nhà tuyển dụng tin rằng bạn đã chú ý lắng nghe nếu như bạn hoàn toàn không có bất kỳ một thắc mắc hay đề xuất gì muốn chia sẻ.

Đừng để sự thiếu chuyên nghiệp này khiến bạn bị điểm trừ mà hãy chủ động ghi chú lại một vài từ khóa hoặc nội dung mà bạn chưa thấu đáo. Đồng thời nếu có bất cứ đề xuất gì về thông tin doanh nghiệp hay công việc thì cũng đừng ngại ngần cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự là người biết lắng nghe và chủ động tốt như thế nào.

Logo-1200-careerlinkTiến Huy

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN