Bí quyết làm hồng treo gió ngọt ngào, đậm vị cho mùa thu

Mùa thu là thời điểm quả hồng chín rộ, bạn hãy thử làm hồng treo gió, nhâm nhi với trà vào những ngày mát mẻ nhé.

Hồng treo gió là loại quả khô có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sau khi treo, hồng được nắng, gió làm héo lại, thành loại mứt ngọt ngào.

q1Bạn hãy thử làm theo hướng dẫn sau nhé:

Nguyên liệu:

– 2kg hồng

– Dây buộc (dùng dây dù cho dễ buộc)

– Rượu trắng

Lưu ý khi chọn hồng:

– Loại hồng dùng để treo: tất cả các loại hồng đều làm được nhưng phổ biến nhất vẫn là hồng đỏ, chát, vỏ mỏng dính và hồng vuông.

– Chọn quả to vừa phải thu hoạch sẽ nhanh hơn. Quả hồng chuyển sang màu cam đỏ nhưng còn cứng khi làm màu sẽ rất đẹp. Nếu lỡ mua hồng còn hơi xanh thì ủ thêm vài ngày cho có màu cam đỏ thêm, hồng xuống nhựa khi treo màu mới đẹp.

q2– Hồng mua về rửa sạch, gọt vỏ dọc từ trên xuống hoặc từ dưới lên để khi hồng khô sẽ cho vân rất đẹp trên quả hồng.

Lưu ý: Không gọt hồng quá sâu ở phần gần cuống tránh bị lên men ở khu vực gần cuống sẽ hỏng và bị chua. Nhớ để lại phần cuống để buộc dây.

– Ngâm hồng vào rượu trắng khoảng 5 phút để khử trùng. Sau đó vớt hồng ra để ráo và treo hồng lên dây.

Cách buộc:

– Bạn có thể buộc vào cuống hồng nhưng một số quả hồng sau khi phơi 2-3 ngày rất dễ rụng cuống vì thế, để cẩn thận hơn, bạn buộc đan/lồng quả hồng vào trong dây (tức là đan chéo dây giữ quả hồng chứ không buộc vào cuống).

q3– Nhiều người dùng túi lưới đựng rất vững chắc nhưng như vậy hồng sẽ không được thoáng và đủ nắng đủ gió, sẽ lâu khô hơn.

– Treo các dây hồng lên khung/dây. Ban ngày mang ra ngoài trời phơi, có phủ màn để tránh bụi bẩn và ruồi nhặng. Tối lại mang vào nhà bật quạt nhẹ.

– Tháng 10-11-12 phơi hồng hợp lí nhất. Thời điểm này trời hanh và khô ráo, nắng vừa đủ và đây cũng là thời điểm hồng bắt đầu chín vàng đỏ.

– Sau 5 ngày phơi hồng, sang ngày thứ 6 thì đeo bao tay vào, nắn bóp xung quanh quả hồng thật nhẹ nhàng cho hồng tiết ra mật. Không nắn bóp hồng quá sớm sẽ làm hồng tiết ra nhựa dễ bị thâm.

Tùy vào độ to nhỏ của quả hồng mà lựa ngày nắn bóp, nếu hồng nhỏ thì sớm hơn, không nên nắn bóp quá nhiều. Cách 3-4 ngày một lần nắn bóp và phải thật nhẹ nhàng.

– Bạn làm như vậy liên tục, tránh ẩm ướt, sương và mưa gió, nắn bóp hàng ngày kiểm tra xem có bị mốc, hỏng hay không…

– Món hồng treo gió sau khi hoàn thiện có phần bên ngoài dẻo dẻo, bên trong mềm thơm, có mật.

q4Lưu ý khi làm hồng treo gió:

– Thời tiết ẩm ướt không làm được hồng treo gió, nên đợi thời tiết có nắng, gió thoáng đãng mới làm.

– Khi phơi, không cần nắng quá to, vì nắng nóng quá sẽ làm quả hồng khô, rút nước nhanh làm hồng cứng không tiết mật ngọt. Bạn chỉ nên phơi nắng vừa phải. Quan trọng là nhiệt độ ổn định, có gió, thoáng… tránh ẩm ướt, mưa gió.

Người hướng dẫn: Tô Hưng Giang

Diệu Anh  (Theo Vietnamnet)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN