Người trẻ và chứng bệnh hay quên

Ngỡ ngàng khi càng hiện đại người trẻ lại càng mắc phải chứng bệnh hay quên nhiều hơn. Đây là hệ quả của việc suy giảm trí nhớ thông thường xảy ra ở phụ nữ mang bầu và sinh con. Tuy nhiên, ngày nay chứng bệnh này xảy ra ở bất kể phụ nữ chưa lập gia đình hay nam thanh niên cường tráng.

1. Nguyên nhân khiến người trẻ mắc chứng bệnh hay quên

Thực tế có hai loại trí nhớ khác nhau đó là trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Đối với trí nhớ ngắn hạn được ghi nhớ những việc diễn ra trong vài giờ ngay gần đây. Trong khi đó trí nhớ dài hạn lại liên quan đến tiền trình trong quá khứ và các mối liên hệ trong quá khứ.

Đối với người trẻ khi xảy ra hư hỏng ở một hoặc 2 loại trí nhớ trên thì họ sẽ bị mắc chứng bệnh hay quên. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh hay quên ở người trẻ gồm:

– Khi phải làm việc căng thẳng

Đa số người trẻ đều phàn nàn về trí nhớ của mình bị giảm sút đáng kể, một vài chuyện nhớ và quên không rõ ràng. Thực tế không phải do người bệnh bị suy giảm trí nhớ thật sự mà do người bệnh mắc phải chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng kéo dài hoặc tình trạng stress cấp tính. Điều này xảy ra do áp lực công việc, tình trạng rối loạn giấc ngủ sẽ làm giảm tập trung và chú ý gây ra ảnh hưởng đến trí nhớ của người trẻ.

Do đó, người trẻ gặp khó khăn trong việc có thể nhớ được các sự kiện mới và nhớ lại các sự việc đã qua. Tuy nhiên, khi được điều trị và thư giãn thần kinh tốt thì khả năng và trí nhớ của họ cũng được phục hồi dần.

infographic-cach-nghi-ngoi-giam-stress-giam-cang-thang-khi-lam-viec11536047605-16002515066371087165437 Làm việc căng thẳng khiến chứng hay quên trở nên nghiêm trọng hơn – Ảnh Internet

– Suy giảm trí nhớ xảy ra do các bệnh lý

Những người trẻ nếu mắc một vài bệnh như bệnh gan, bệnh thận mạn tính mà không kịp thời phát hiện, điều trị hoặc phổi mạn tính gây ra tình trạng thiếu oxy não cũng sẽ khiến người bệnh gặp chứng hay quên.

– Khi mắc bệnh ở não hoặc gặp phải chấn thương não

Tình trạng mất trí nhớ tạm thời dễ xảy ra ở những người bị viêm não và viêm màng não. Trong khi đó nguyên nhân này có thể gây ra tình trạng tổn thương vững bền ở não và tùy thuộc vào mức độ bị tổn thương mà người bệnh có thể gặp phải tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn, cũng có thể mắc cả hai.

Các căn bệnh thực thể có thể biểu hiện chứng bệnh hay quên như người bệnh sau khi bị đột quỵ, khi gặp các chấn thương não đối với người lớn tuổi và bị tụ máu dưới màng cứng. Đây là chấn thương xảy ra khi người cao tuổi bị ngã, đập đầu nhẹ vào tường nhưng không biết hoặc có thể xảy ra khi ngã trong lúc say mà người bệnh không hay biết và không nhớ.

Cũng có trường hợp bị teo vỏ não do mắc một bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não cũng gây ra tình trạng mất trí nhớ và chứng bệnh hay quên ở con người.

Đa số những người bệnh bị chấn thương sọ não sẽ bị mất trí nhớ ngắn hạn. Điều này khiến họ không thể nhớ lại và nhớ rõ về vụ tại nạn xảy ra. Khi gặp tổn thương não rộng và nặng thì người bệnh có thể mất cả trí nhớ dài hạn.

20190717101415071992trieu-chung-benh-hamax-1800x1800-16002514050511535146916 Hay quên có thể xảy ra do bị tổn thương não – Ảnh Internet

– Chứng bệnh hay quên do người bệnh sử dụng thuốc hoặc chất gây nghiện

Chứng bệnh hay quên thường gặp ở người bị thiếu vitamin B1 dễ bị chứng mất trí nhớ mang tên hội chứng Wernicke – Korsakoff. Hội chứng này còn xuất hiện ở những người bị thiếu ăn kéo dài hoặc người bị nghiện rượu.

Lưu ý rằng nếu không nhận được điều trị kịp thời thì người bệnh có thể bị sa sút trí tuệ.

Ngoài ra, việc sử dụng các chất kích thích, nghiện bia rượu lâu năm cũng có thể là nguyên nhân gây chứng hay quên.

2. Tuyệt đối không chủ quan với chứng hay quên

Hầu hết mọi người đều coi thường và xem nhẹ tình trạng sa sút trí nhớ và chứng hay quên của bản thân. Đặc biệt trong giai đoạn đầu lại cực kỳ chủ quan và không coi đây là một chứng bệnh, cũng không cần thiết phải tìm tới bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Thông thường mọi người đều có suy nghĩ rằng việc suy giảm trí nhớ có thể tự hồi phục mà không hiểu rằng cùng với tuổi tác và các tác nhân ngoại cảnh có hại cho sức khỏe như căng thẳng, sử dụng chất kích thích rượu bia, thuốc lá càng khiến trí nhớ của mọi người giảm sút nhanh chóng và tồi tệ hơn.

-16002512277861430656933 Tuyệt đối không chủ quan với chứng bệnh hay quên – Ảnh Internet

Đối với chứng bệnh hay quên, nếu kịp thời phát hiện và được điều trị ở giai đoạn nhẹ thì quá trình điều trị diễn ra khá dễ dàng, không quá tốn kém.

Tuy nhiên, nếu chứng bệnh đã chuyển sang bệnh lý tâm thần hay trầm cảm thì việc điều trị bệnh vừa phức tạp lại không đem lại hiệu quả cao.

Một vài biện pháp giúp khắc phục chứng hay quên:

– Ghi chép ra sổ sách hoặc giấy đối với các công việc một cách chi tiết, cụ thể về thời gian, địa điểm, sắp xếp mức độ ưu tiên để thuận tiện cho việc giải quyết.

– Tránh ôm dồn nhiều việc cùng một lúc.

– Nên làm việc theo trình tự, làm việc đến nơi đến chốn.

– Thực hiện vận động, luyện tập thể thao tăng cường sức khỏe như bơi lội, đạp xe đạp hoặc chạy bộ.

– Thực hiện hoạt động thiền hoặc yoga cũng đem lại nhiều lợi ích giúp cải thiện trí nhớ đáng kể.

Ngoài ra, chứng sa sút trí tuệ và suy giảm trí nhớ còn có liên quan mật thiết tới giấc ngủ và stress. Vì vậy bạn cần ngủ đủ giấc, dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi đúng cách.

Theo Nắng Mai – phunuvietnam.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN