Chân tay lạnh vào mùa đông: Tìm hiểu nguyên nhân, đối tượng và biện pháp phòng tránh

Chân tay lạnh vào mùa đông là tình trạng thường xảy ra khi khí huyết lưu không lưu thông và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến chân tay lạnh khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp.

Tình trạng chân tay lạnh vào mùa đông thường xuyên xảy ra khi nhiệt độ thấp, các thành mạch co lại và khí huyết lúc này không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch nên không đủ nuôi dưỡng tế bào. Đặc biệt, ở phần chân và tay.

1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chân tay lạnh vào mùa đông

Thực tế, nguyên nhân chính gây ra tình trạng chân tay lạnh vào mùa đông thì là nhiệt độ thấp khiến khí huyết không được lưu thông dễ dàng gây ra tắc nghẽn mạch nên bị lạnh tay và chân.

Tuy nhiên, vẫn còn nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này do hệ tuần hoàn bị trục trặc khiến quá trình lưu thông máu khó khăn. Do đó, để có thể tìm được đúng và chính xác nguyên nhân khiến tay chân bị lạnh vào mùa đông nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để khám tổng quát tìm ra nguyên nhân chính xác để có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Bản chất, chứng chân tay lạnh vào mùa đông tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng bệnh thường gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu, kèm theo đó là tạo nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh.

Chân tay lạnh vào mùa đông: Tìm hiểu nguyên nhân, đối tượng và biện pháp phòng tránh - Ảnh 2.Chứng chân tay lạnh vào mùa đông tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng bệnh thường gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu – Ảnh Internet

2. Đối tượng có nguy cơ cao

Tình trạng chân tay lạnh vào mùa đông có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào khi nền nhiệt độ hạ thấp. Tuy nhiên, có một vài nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị chân tay lạnh vào mùa đông cao hơn người bình thường:

– Chứng chân tay lạnh vào mùa đông thường gặp ở phụ nữ.

– Người cao tuổi dễ bị tay chân lạnh vào mùa đông hơn.

– Người có chế độ ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng.

– Hút thuốc lá, uống rượu bia có thể làm tăng nguy cơ bị chân tay lạnh vào mùa đông.

– Đối tượng có sức đề kháng yếu cũng dễ bị lạnh chân tay vào mùa đông.

– Những người có tiền sử mắc các bệnh lý như tim mạch, đái tháo đường, huyết áp hay suy tuyến giáp cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng lạnh chân tay hơn vào mùa đông.

Chân tay lạnh vào mùa đông: Tìm hiểu nguyên nhân, đối tượng và biện pháp phòng tránh - Ảnh 3. Chứng chân tay lạnh vào mùa đông thường gặp ở phụ nữ – Ảnh Internet

3. Chân tay lạnh vào mùa đông, tuyệt đối không chủ quan

Thông thường, vì nhiệt độ mùa đông rất thấp nên hầu hết mọi người đều có cảm giác lạnh các ngón tay, ngón chân. Đa số các trường hợp bị lạnh tay chân vào mùa đông đều là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại do xuất phát từ cấu tạo tự nhiên của cơ thể và điều kiện thời tiết hoặc do giữ ấm cơ thể không đúng cách.

Khí huyết không lưu thông là nguyên nhân chính gây nên tình trạng chân tay lạnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều khả năng chân tay lạnh vào mùa đông còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác.

Một vài bệnh lý nguy hiểm gây chứng lạnh chân tay vào mùa đông như:

– Người mắc bệnh thiếu máu cũng khiến người bệnh bị lạnh tay chân do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Các biểu hiện xảy ra rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn lạnh dù thời tiết nóng hay lạnh.

– Tình trạng suy giảm hoạt động tuyến giáp cũng khiến chân tay lạnh. Kèm theo một vài dấu hiệu khác như tứ chi thường xuyên trong tình trạng lạnh, run. Ngoài ra, tóc còn rụng nhiều và gặp phải tình trạng hay quên.

Chân tay lạnh vào mùa đông: Tìm hiểu nguyên nhân, đối tượng và biện pháp phòng tránh - Ảnh 4. Muốn biết nguyên nhân gây chứng chân tay lạnh vào mùa đông, bạn cần chủ động thăm khám để kiểm tra tình trạng này xảy ra do thời tiết hay do bệnh lý khác – Ảnh Internet

– Khi chân tay lạnh xảy ra xuất hiện thêm triệu chứng đầu ngón tay chân bị tê buốt, có cảm giác như bị kim châm thì đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu vitamin B.

– Nếu thời tiết nóng bức nhưng tay chân vẫn lạnh cũng có thể xảy ra do thiếu máu.

– Tình trạng lạnh chân tay còn xảy ra ở người bị viêm tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn mạch máu.

Do đó, muốn tìm hiểu chứng chân tay lạnh vào mùa đông, bạn cần chủ động thăm khám để kiểm tra tình trạng này xảy ra do thời tiết hay do bệnh lý nào đó khác.

4. Biện pháp khắc phục tình trạng chân tay lạnh vào mùa đông hiệu quả

Nếu gặp phải chứng lạnh chân tay vào mùa đông nhưng không phải do bệnh lý thì bạn có thể khắc phục bằng một vài biện pháp dưới đây:

Giữ ấm cơ thể:

– Mặc quần áo đủ ấm vào mùa đông.

– Đeo các loại tất và găng tay thấm hút mồ hôi, điều này giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn.

– Không nên để chân không tiếp xúc với nền nhà hoặc nước lạnh.

– Trước khi đi ngủ người bị chân tay lạnh vào mùa đông nên ngâm chân, tay trong chậu nước muối hoặc nước gừng ấm từ 15 đến 30 phút. Có thể hòa thêm tinh dầu giúp lưu thông máu. Lưu ý, sau khi ngâm chân cần lau khô chân và thoa kem dưỡng da. Đặc biệt cần đeo tất để đảm bảo giữ ấm cho tay và chân.

Chân tay lạnh vào mùa đông: Tìm hiểu nguyên nhân, đối tượng và biện pháp phòng tránh - Ảnh 5. Cần đeo tất để đảm bảo giữ ấm cho tay và chân trong mùa đông lạnh – Ảnh Internet

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý:

Ngoài việc mặc đủ ấm vào mùa đông thì cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Đây cũng là biện pháp hiệu quả trong việc giữ ấm cơ thể.

Nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin B, C, E, các axit amin, khoáng chất giúp tăng cường lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Luôn uống đủ nước:

Hầu hết mọi người đều lười uống nước hơn vào mùa đông. Mùa đông trời lạnh, nhiều người cho rằng uống nước là điều không quá cần thiết. Tuy nhiên, chỉ uống đủ nước thì quá trình lưu thông máu mới diễn ra thuận lợi.

Không quên tập thể thao:

Luyện tập thể thao, vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ. Điều này giúp tránh để cơ thể ngủ đông quá lâu có thể khiến các khớp, cơ và xương không được thư giãn.

Vận động hàng ngày giúp cơ thể có đủ sức khỏe và bảo vệ sức khỏe trong mùa đông tốt hơn.

Đối với những người mắc bệnh lý dẫn tới tình trạng chân tay lạnh vào mùa đông thì cần đến bệnh viện để thăm khám và nhận điều trị. Sau khi tiếp nhận điều trị, khỏi bệnh thì tình trạng lạnh chân tay sẽ không còn.

Ngoài việc chủ động khắc phục và phòng tránh tình trạng chân tay lạnh vào mùa đông thì người bệnh nên chủ động thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân chính xác để có hướng điều trị phù hợp không nên để bệnh lâu có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Theo Nắng Mai – phunuvietnam.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn
CHIA SẺ

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN