Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – Những điều cần biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh viêm phổi mãn tính đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của phản ứng viêm bất thường của đường thở và/hoặc phế nang do phơi nhiễm với các hạt hoặc khí độc hại… Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm khí phế thủng và viêm phế quản mãn tính.

Ảnh: ADCREW
Ảnh: ADCREW

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đứng hàng thứ 3 trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong trên toàn cầu, với 3,23 triệu ca tử vong năm 2019.

Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở tuổi trên 40 là 4,2% trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9% và chỉ có 4,3% dân số đã từng nghe về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Trong 205/534 bệnh nhân mắc bệnh nhưng không có biểu hiện lâm sàng như ho, khạc đờm hay khó thở, đây là vấn đề khó khăn trong phát hiện sớm COPD.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Nguyên nhân gây bệnh

• Khói thuốc lá: nguyên nhân hàng đầu là do khói thuốc lá (hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động) gây ra 3/4 trường hợp mắc bệnh
• Bụi nghề nghiệp, hữu cơ và vô cơ
• Ô nhiễm không khí trong nhà từ sưởi ấm và nấu ăn bằng khối sinh học trong môi trường thông khí kém
• Ô nhiễm không khí môi trường bên ngoài
• Nhiễm trùng…

Triệu chứng

• Tiết đờm dai dẳng
• Ho dai dẳng hoặc ho do hút thuốc lá
• Khó thở
• Thở khò khè

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh 

• Khó khăn trong các hoạt động thể chất như đi bộ, leo cầu thang
• Có thể không làm việc được
• Khó tham gia các hoạt động xã hội như đi ăn uống, đi chơi
• Dễ nhầm lẫn, mất trí nhớ, trầm cảm hoặc gặp các tình trạng tâm thần, cảm xúc khác
• Nhiều lần đi cấp cứu hoặc nằm viện

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gây ra những biến chứng nguy hiểm, nên cần tuân thủ điều trị tốt. Ảnh: internet
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gây ra những biến chứng nguy hiểm, nên cần tuân thủ điều trị tốt. Ảnh: internet

Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Hiện nay, việc điều trị cho bệnh nhân COPD đã có nhiều tiến bộ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn song việc điều trị đòi hỏi thường xuyên, kéo dài. Tuân thủ điều trị tốt, không bỏ thuốc hoặc gián đoạn điều trị thì bệnh ổn định, giảm các đợt cấp và số lần nhập viện, đa số bệnh nhân khỏe mạnh hơn so với thời điểm họ đến khám.

● Điều trị đợt cấp: Khi người bệnh xuất hiện các đợt cấp cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ như kháng sinh, giãn cơ trơn phế quản, corticosteroid, long đờm… Tùy theo nguyên nhân của đợt cấp và các biển hiện triệu chứng xuất hiện đi kèm biến chứng (nếu có) sẽ phối hợp các thuốc điều trị phù hợp.
● Điều trị kiểm soát và dự phòng các đợt cấp của COPD: Duy trì dùng các thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài (bambuterol), thuốc kháng viêm corticoid.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh COPD, nam giới không nên hút thuốc lá, thuốc lào, trẻ em và phụ nữ nên tránh bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp với khói thuốc.

Với người mắc bệnh COPD, để phòng ngừa bệnh tái phát, giảm nguy cơ biến chứng nên:

• Hạn chế đến mức thấp nhất việc tiếp xúc với khói thuốc, các hóa chất, khói bụi độc hại.
• Duy trì luyện tập các bộ môn thể thao như đạp xe, đi bộ… ở mức độ trung bình từ 30-60 phút/ngày, tùy theo khả năng. Với bệnh nhân nặng có thể giảm thời gian luyện tập hoặc tập thở bằng cách hít sâu và thở mạnh ra hết sức…
• Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn đồ loãng, nóng, thức ăn mềm dễ hấp thu. Chế độ ăn cần đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước hoa quả, trái cây, rau xanh.

Nhận biết các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

• Người mắc hen phế quản không được kiểm soát
• Hút thuốc lá hoặc thuốc lào
• Nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn nhiều lần
• Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi hoặc hóa chất, ô nhiễm không khí do dùng bếp than, bếp ga, bếp củi…

Nếu có một trong các yếu tố nguy cơ trên, bạn cần đến cơ sở ý tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Nhận biết dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh

• Ho, khạc đờm mãn tính (thường ho khạc đờm vào sáng sớm, đờm nhầy, trắng).
• Khó thở tăng dần

Khi có một trong các dấu hiệu trên cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị.

Ảnh: ADCREW
Ảnh: ADCREW

Chăm Sóc Sức Khỏe Việt là dự án nằm trong chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm (BKLN), do Cục Y Tế Dự Phòng – Bộ Y Tế và công ty Davipharm phối hợp thực hiện, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về dự phòng, phát hiện sớm nguy cơ mắc một số BKLN phổ biến cũng như chẩn đoán sớm và kiểm soát tốt BKLN. Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Kết nối với chương trình qua Fanpage để có những thông tin hữu ích.

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

Nguồn tham khảo:

[1].https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/chronic-obstructive-pulmonary-disease-(copd)
[2].http://t5g.org.vn/benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-xep-hang-thu-ba-trong-cac-nguyen-nhan-gay-tu-vong-tren-toan-cau-4
[3].https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/chronic-obstructive-pulmonary-disease-copd/chronic-obstructive-pulmonary-disease-copd
[4].https://moh.gov.vn/diem-tin-y-te/-/asset_publisher/sqTagDPp4aRX/content/thong-tin-y-te-28-30-9-2020?inheritRedirect=false
[5].https://suckhoedoisong.vn/phong-ngua-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-169172998.htm
[6]. https://www.cdc.gov/chronicdisease/pdf/copd-508.pdf

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN