Cận cảnh bên trong đường tàu điệm ngầm tránh bom nguyên tử của Triều Tiên

Được xây dựng năm 1970, đây là ga tàu điện ngầm tốt nhất ở Triều Tiên, đường hầm này có khả năng chống lại sự công phá của bom nguyên tử. Tuyến đường này dài 30 km với 17 ga. Bắt đầu xây dựng vào năm 1968 do ông nội của pôg Kim Jong Un là kim Il Sung khởi xưởng và được khánh thành vào năm 1973.

1. Trước khi vào ga chờ, hành khách phải mua vé, đi qua cổng soát vé, nhân viên của Bộ Nội Vụ nước này đảm trách việc soát vé.

1Giá mỗi vé là 5 wons, bạn mua tại phòng bán vé nhận tiền mặt, không sử dụng thẻ từ quẹt.

2. Mỗi khi có lãnh đạo tới thăm sẽ có bảng thông báo in trên nền giấy màu đó, đặt ở vị trí trang trọng bên trong đường hầm.

2

3. Mỗi ga được đặt theo tên cuộc cách mạng: Đồng chí, Sao đỏ, Vinh quang, Giải phóng, Tín hiệu Chữa cháy, Phục hồi, Chiến thắng, Thiên đường, Phục hồi … không được đặt tên theo địa điểm.

3

4. Cầu tháng cuốn dài khoảng 120 m chỉ mất khoảng vài giây là xuống đến ga chờ. Điều đặc biệt, khi đi tháng cuốn bạn sẽ được nghe những bản nhạc cách mạng được phát qua loa phóng thanh.

4

Mọi người xếp hàng rất trật tự không ai chen lấn, xô đẩy hoặc cố chạy lên phía trước.

5. Đường tàu điện ngầm Bình Nhưỡng sâu khoảng 125,5m là đường tàu điện ngầm sâu nhất thế giới. 

5

6. Các hành lang lớn với mảng tường được xây dựng độc đáo bên trong đường hầm. 

6Đặc biệt giữa các trạm, hành lang được ngăn cách bởi những cánh cửa khổng lồ, cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Nó được thiết kế đặc biệt như một hầm trú ấn dưới lòng đất, phòng xảy ra các vụ tấn công hạt nhân.

7. Tại trạm dừng chờ Yonggwang trên vòm đường hầm được trang trí bởi những chiếc đèn chùm, tượng trưng cho pháo hoa ăn mừng chiến thắng trong chiến tranh.

7Còn các trụ cột bên trong đường hầm tượng trưng cho ngọn đuốc chiến thắng bùng nổ thành ngọn lửa.

8. Tàu điện ngầm là phương tiện di chuyển phổ biến, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Triều Tiên trong giờ cao điểm. 

8Nhiều người rất mệt mỏi sau một ngày làm việc, người phụ nữ trong hình tranh thủ nghỉ ngơi vài giây ở cầu thang cuốn trước khi phải xách chiếc túi nặng nề trở về nhà.

9. Ở Triều Tiên người dân được đọc báo, xem tin tức qua kênh truyền hình, phát thanh và báo chí nhà nước.

9Họ có thể đọc chúng tại ga chờ tàu, nơi làm việc, những tờ báo không được bán ngoài sạp, trên phố. Trong khi chờ đợi tàu mọi người thường đọc báo. Ở các ga chờ đều có các pano, biểu ngữ vẽ chân dung các nhà lãnh đạo Triều Tiên, trong ảnh là nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Il Sung và các tầng lớp nhân dân Triều Tiên.

10. Người dân Triều Tiên đang chăm chú đọc nhật báo Rodong Sinmun – cơ quan ngôn luận của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.

10

Đôi khi để đọc hết một bài báo, vài người đã bỏ lỡ chuyến tàu của mình.  Nội dung của các tờ báo nhà nước chủ yếu xoay quanh các hoạt động của ông Kim Jong Un, tin tức trong nước, tin tức về Hàn Quốc, tin thể thao trong nước và quốc tế.

11. Tàu điện ngầm Dora được sản xuất tại Tây Berlin trong khoảng từ năm 1957 -1965 được sử dụng cho đến năm 1999 thì ngừng sản xuất… nhưng ở Triều Tiên nó vẫn được sử dụng để phục vụ người dân. 

12

13. Hệ thống tàu điện ngầm Bình Nhưỡng được điều hành bởi Bộ Nội Vụ nước này. 

14Trong ảnh nữ nhân viên được đào tạo bản như một nữ quân nhân, họ đảm nhận trọng trách bảo vệ đường tàu và thang cuốn. Những nữ quân nhân này mặc đồng phục màu đen, có quân hàm, cấp bậc khác nhau.

14. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 1973 đến nay, đường tàu điện ngầm Bình Nhưỡng trở thành chủ để được bàn tán, những tin đồn liên tục được đưa lên mạng internet trên khắp thế giới. Nhưng nó vẫn là một ẩn số với cả thế giới. 

15Nhiều tin tức từ các nước Phương Tây lan truyền rằng những chuyến tàu này đơn thuần chỉ chương trình được dàn dựng bởi các công ty du lịch nhằm để mời gọi khách du lịch.

15. Bức tranh lớn về núi Paektu bên trong đường tàu điện ngầm Bình Nhưỡng.

16Đây là ngọn núi thiêng nằm giữa biên giới Triều Tiên và Trung Quốc được cho là nơi sinh thành của nhà lãnh đạo Kim Jong Il.

16. Trong ảnh bức tượng nhà lãnh đạo Kim Il Sung đang đứng trên đài vinh quang được khảm trên bức tường ở ga Puhung.

17

Đường hầm như lạc vào bảo tàng lịch sử, nơi cất giữ những hình ảnh về các vị lãnh tụ qua các thời kỳ của đất nước Triều Tiên.

17. Ngoài ra, còn rất nhiều bức tranh được vẽ bằng sơn hoặc khảm, chạm khắc đặc sắc bên trong đường hầm tàu điện ngầm Bình Nhưỡng.

18

19. Trong ảnh là bức tranh kỷ niệm mừng chiến thắng ngày Triều Tiên thoát khỏi Nhật Bản năm 1945 . 

20Cứ 10 phút có đoàn tàu vào sân ga.

20. Khung cảnh một ga tàu điện ngầm Bình Nhưỡng.

21

Ngắm thêm một số hình ảnh khác bên trong đường tàu điện ngầm Bình Nhưỡng.

23

25

Người dân Triều Tiên khó khăn lên tàu vào giờ cao điểm.

27

Những đứa trẻ vui mừng khi được đi tàu điện ngầm.

28

Cửa hàng tạp hóa bên trong đường hầm có bán nhiều món đồ khác nhau từ thuốc lá, đồ ăn, đồ chơi, quà tặng…phục vụ nhu cầu của người dân.

Lược dịch: Hạ Vi – Phụ Nữ Ngày Nay

Nhiếp ảnh gia: Eric Lafforgue/ Theo boredpanda

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN