Miền Nam đón Tết như thế nào?

Ngày nay, ngoài là dịp đoàn viên gia đình thì Tết cũng là khoảng thời gian để mọi người đi du lịch cùng nhau sau một năm dài làm việc vất vả. Đi đến những vùng đất mới để hiểu thêm về nhiều nền văn hóa hay, nhiều cách đón Tết lạ trên khắp mọi miền Tổ quốc. Cùng tìm hiểu xem, miền Nam của chúng ta đón Tết như thế nào nhé?

4.Miền Nam đón Tết như thế nào

Chợ Tết trên… sông

Miền Nam, mà chủ yếu là Tây Nam Bộ, nổi tiếng là vùng sông nước. Thế nên, chợ Tết trên sông trở thành một “đặc sản” của miền Nam. Các phiên chợ Tết diễn ra trên sông (hoặc bến sông) trở nên nhộn nhịp và sầm uất hơn. Nếu ngày thường, chỉ đơn thuần là những chiếc ghe nhỏ, đơn sơ thì vào dịp cuối năm, tất cả sẽ được trang trí đẹp hơn với đầy sắc màu của hoa, của bánh trái, đủ đầy các loại mứt…

4.Miền Nam đón Tết như thế nào1

Những phiên chợ này thường “khởi động” vào đầu tháng Chạp, diễn ra suốt ngày, suốt đêm và kéo dài mãi cho đến đêm 30 Tết.

Mâm cỗ đầu năm

Cũng như miền Bắc và miền Trung, nhằm tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mâm cỗ đầu năm trong mỗi gia đình miền Nam luôn được chăm chút, chuẩn bị chu đáo.

4.Miền Nam đón Tết như thế nào2

Vì thời tiết ở miền Nam thường nắng nóng nên người dân ở đây chọn đồ nguội, với ba món “chủ đạo” của mâm cỗ đó là: bánh tét, bánh tráng và thịt kho tàu.

4.Miền Nam đón Tết như thế nào3

Ngoài ra, người dân ở miền Nam còn có món cháo cá ám, ăn với rau ghém, chuối cây thái mỏng và các loại rau thơm…hoặc món canh khổ qua, với ý nghĩa rằng những khó khăn, khổ cực, buồn bã sẽ theo năm cũ mà qua đi, nhường chỗ cho một năm mới yên lành và thuận lợi hơn.

4.Miền Nam đón Tết như thế nào4

“Có kiêng – có lành”

Với những người con đất Việt, đêm giao thừa và ngày đầu năm mới chính là khoảnh khắc thiêng liêng, quan trọng nhất trong đời sống tâm linh. Ông bà ta vẫn hay quan niệm rằng, nếu mọi chuyện đầu năm đều diễn ra suôn sẻ, thuận lợi thì trong năm ấy sẽ gặp nhiều may mắn và mọi sự đều được như ý.

4.Miền Nam đón Tết như thế nào5

Vì thế, sẽ có những điều kiêng kị, không nên làm trong những ngày đầu năm. Dù không phải là người miền Nam thì bạn cũng nên biết để nếu có dịp du Xuân đến đây thì cũng không phạm phải những điều kiêng kị này nhé!

4.Miền Nam đón Tết như thế nào6

Nếu bạn là khách đến thăm nhà và được gia chủ mời dùng bữa, đừng từ chối nhé! Dù rằng bạn đang rất no, cũng hãy lịch sự ngồi vào bàn và nhấm nháp một chút gì đó để tỏ lòng thành. Hơn nữa, không nên nói/nhắc đến những chuyện đau buồn, không vui. Với người miền Nam, đầu năm chỉ nên có chuyện vui, có tiếng cười…

Với chủ nhà, họ “kiêng” khá kỹ. Vào những ngày đầu năm (thường là vào mùng 1 đến hết mùng 2 hoặc thậm chí là mùng 3) họ sẽ cố gắng không làm bể đồ vật và không quét nhà. Vì họ cho rằng bể đồ thể hiện sự không hòa thuận, cãi nhau trong gia đình còn quét nhà chính là đang “đuổi” thần Tài ra khỏi nhà, không cho may mắn “ghé thăm”. Đặc biệt, người dân miền Nam thường không để cho cối xay gạo bị trống, như vậy có nghĩa là năm tới sẽ bị thất bát, mất mùa. Thay vào đó, họ sẽ đổ vào cối xay/thùng chứa một ít lúa/gạo; với ý nguyện cầu mong một năm làm ăn bội thu, lúa gạo tràn đầy.

4.Miền Nam đón Tết như thế nào7

Mỗi miền trên dải đất hình chữ S lại có một truyền thống đón năm mới riêng biệt, tất cả đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú cho văn hóa Việt Nam.

Phạm Đoàn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN