Cẩn thận mắc viêm khớp vẩy nến sau khi bị chấn thương

Viêm khớp vẩy nến khởi phát ở bệnh nhân bị vẩy nến có liên quan đến chấn thương vật lý. Nguy cơ viêm khớp vẩy nến đã được chứng minh là cao hơn khi chấn thương vật lý ảnh hưởng trực tiếp đến xương hay khớp.

Viêm khớp vẩy nến có thể bùng phát sau khi bị chấn thương!

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Thorvardur Love (Mỹ) cho biết: “Đây là nghiên cứu dựa trên quần thể dân cư với quy mô đáng kể đầu tiên, nhằm xác định nguy cơ mắc viêm khớp vẩy nến sau chấn thương ở các bệnh nhân vẩy nến. Những phát hiện của chúng tôi làm nổi bật tầm quan trọng của việc nghiên cứu sâu hơn các yếu tố phức tạp dẫn đến viêm khớp ở bệnh nhân bị vẩy nến. Khi đã hoàn toàn hiểu được cơ chế này, chúng ta có thể tìm cách để làm giảm các yếu tố nguy cơ “.

Cẩn thận mắc viêm khớp vẩy nến sau khi bị chấn thương
Ngón tay của người bệnh viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vẩy nến là một dạng phổ biến ở người bị vẩy nến, bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Viêm khớp vẩy nến có thể góp phần gây tổn thương khớp và xảy ra ở 30% bệnh nhân vẩy nến.

Trước đây, các nhà khoa học đã nhận thấy, chấn thương là yếu tố có liên quan đến bệnh viêm khớp vẩy nến. Với người mắc vẩy nến, sau một chấn thương trên da, tổn thương vẩy nến thường sẽ hình thành ở vị trí đó. Khái niệm tương tự có thể đúng đối với viêm khớp vẩy nến, nhưng liên quan đến mô sâu hơn, bao gồm cả xương và khớp.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ 15.416 người mắc vẩy nến bị chấn thương và 55.320 người bệnh vẩy nến chưa từng bị chấn thương. Tổng cộng có 1.010 trường hợp viêm khớp vẩy nến đã được ghi nhận cho cả hai nhóm. Trung bình, có 22 trường hợp viêm khớp vẩy nến trong 10.000 người ở nhóm chưa từng bị chấn thương, và 33 trường hợp trong 10.000 người ở nhóm những người đã trải qua chấn thương. Ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác, nhóm đã bị chấn thương vẫn có tỷ lệ mắc viêm khớp vẩy nến cao hơn so với nhóm chưa từng bị. Kết quả này cho thấy, để tránh nguy cơ mắc thể viêm khớp vẩy nến, tốt nhất người bệnh vẩy nến hãy tự bảo vệ mình, không để bị các chấn thương lớn về xương, khớp như gãy chân, gãy tay, hoặc tai nạn giao thông…!

Bệnh vẩy nến được điều trị như thế nào tại Việt Nam?

Nghiên cứu trên là lời cảnh báo với bệnh nhân vẩy nến nói chung trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Và để tránh gặp phải những ảnh hưởng đến xương khớp do vẩy nến, mọi người cần có ý thức điều trị căn bệnh này một cách nghiêm túc, kiên trì theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tại Việt Nam, có một lợi thế so với các nước phương Tây đó là nguồn thảo dược dồi dào và kinh nghiệm lưu truyền dân gian về hiệu quả của từng loại thảo mộc đối với bệnh vẩy nến. Các nhà khoa học nước ta đã phối hợp thành công phương pháp chữa bệnh dân gian bằng thảo dược với dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo nên thực phẩm chức năng viên uống tiện dùng, giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị vẩy nến một cách hiệu quả, an toàn khi sử dụng lâu dài.

Thảo dược giúp điều trị triệu chứng của vẩy nến một cách an toàn
Thảo dược giúp điều trị triệu chứng của vẩy nến một cách an toàn

Trong đó, sản phẩm tiêu biểu, được ứng dụng nhiều để hỗ trợ điều trị vẩy nến là thực phẩm chức năng có thành phần chính từ cây sói rừng (giúp chống tự miễn), kết hợp với các thảo dược khác như bạch thược, nhũ hương, hoàng bá… giúp điều hòa miễn dịch, giảm viêm ngứa, tái tạo làn da; loại bỏ sạch vẩy nến, giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn vẩy nến nói chung và viêm khớp vẩy nến nói riêng từ bên trong cơ thể.

Duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cây sói rừng kết hợp với giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tâm lý thoải mái, đồng thời tránh những chấn thương vật lý sẽ là biện pháp hữu ích giúp bạn đẩy lùi căn bệnh vẩy nến.

Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang – Sản phẩm cho người bị vẩy nến do tự miễn

Vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh, khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.

Người bị vẩy nến có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như vẩy nến. Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.

Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang có thể được sử dụng theo từng đợt từ 3-6 tháng.

Ảnh hưởng của tế bào trong da tới bệnh vẩy nến


Hoàng Phương (Phụ Nữ Ngày Nay)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN