11 tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh và cách sử dụng an toàn

Không chỉ đối với người lớn mà tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh cũng rất tốt. Tuy nhiên phải sử dụng như thế nào để đúng cách và an toàn cho bé thì các mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tinh dầu tràm trà là một loại tinh dầu được chiết xuất từ những bộ phận như cành, lá của cây trà – loài cây còn được gọi bằng tên khoa học là Melaleuca Alternifolia. Thành phần chính chiếm khoảng 45-60% trong dầu tràm này chính là hợp chất hữu cơ thiên nhiên Cineol (Eucalyptol / 1,8 – cineole) cực kỳ tốt cho sức khỏe của con người. Ngoài ra còn có 5-12% chất α-Terpineol mang lại công dụng diệt vi khuẩn, ngăn ngừa cúm… Dưới đây chính là 11 tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh mà các mẹ có thể tham khảo thêm.

Cây tràm
Cây tràm

Tác dụng kháng khuẩn

Như đã phân tích, một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu trong tinh dầu tràm đó chính là α-Terpineol- đây là chất có thể diệt khuẩn hay kháng nấm rất tốt. Do đó, khi mẹ bôi hay thoa dầu tràm cho bé là đã phần nào giúp loại bỏ nấm hay những vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.

Bên cạnh đó, nếu thấm ít dầu tràm vào miếng bông gòn hay nhỏ vài ba giọt vào chén nước nóng đặt ở góc nhà thì loại tinh dầu này sẽ thanh lọc không khí trong lành hơn và mang lại mùi thơm rất dễ chịu, thoải mái.

Tăng cường sức khỏe

Không chỉ có công dụng kháng khuẩn mạnh, loại tinh dầu này còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe cũng như khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể của bé cực kỳ hiệu quả. Chính điều đó, sẽ bảo vệ bé yêu của bạn phòng tránh được rất nhiều căn bệnh khác nhau.

Giúp vết thương nhanh lành

Một cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ mang lại tác dụng vô cùng tuyệt vời không thể không nhắc đến đó chính là thoa hoặc bôi vào những vết thương do bị thủy đậu, phát ban hay mụn nhọt, hoặc côn trùng cắn… Phương pháp này sẽ có tác dụng làm mờ sẹo, hồi phục tổn thương nhanh chóng và ngăn ngừa khỏi những nhiễm trùng có hại. 11 tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh và cách sử dụng an toàn4

Long đờm, giảm ho hiệu quả

Nếu bé bị viêm phế quản, cảm lạnh, sổ mũi, ho (bao gồm cả ho có đờm) hay các triệu chứng liên quan đến sức khỏe thì các mẹ có thể hoàn toàn sử dụng tinh dầu để trị bệnh. Bằng cách thoa hoặc bôi một vài giọt dầu tràm vào trước ngực hoặc lên gối khi bé đang ngủ, hoặc massage tinh dầu vào chân cho bé để cơ thể luôn được giữ ấm và tránh khỏi những tác nhân gây bệnh bên ngoài.

Giải độc cơ thể

Khác với người lớn, trẻ em thường dễ có nguy cơ mắc bệnh hay gặp những vấn đề về sức khỏe là bởi sự tích tụ chất độc trong cơ thể. Vì thế, các bậc phụ huynh thông thái có thể xông tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh bằng cách tắm cho bé hỗn hợp nước có pha thêm vài giọt tinh dầu.

Lưu ý nên thận trọng để không vào mắt của bé. Cách làm trên sẽ kích thích cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, từ đó loại bỏ được các chất độc, làm sạch lỗ chân lông hay giảm bớt lượng muối, nước… dư thừa trong cơ thể trẻ.

Giảm ngứa, vết tấy do côn trùng đốt

Nhờ có chứa thành phần Eucalyptol nên tinh dầu tràm có khả năng sát khuẩn cũng như giảm đau cực kỳ nhanh chóng. Vì thế, khi bé nhà bạn không may bị côn trùng đốt hay cắn thì chỉ cần thoa một vài giọt dầu tràm sẽ giảm bớt đau ngứa và tấy đỏ.

Kích thích tuần hoàn máu

Ít ai biết rằng, một công dụng cực kỳ hữu ích của tinh dầu tràm đó là kích thích tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể và tiết hormone. Từ đó, sẽ ngăn ngừa và phòng tránh được nhiều loại bệnh nhiễm trùng cho cơ thể bé.

Bên cạnh đó, hoạt chất Eucalyptol cũng sẽ giúp lưu thông khí huyết bởi khả năng làm nóng nên có thể dùng dầu tràm massage cơ thể cho bé là rất tuyệt vời.

Tác dụng giảm đau cho bé

Một trong những tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh mà ai cũng biết rõ nhất chính là giảm đau. Tại vì sao? Bởi nhờ những đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ và chống viêm tốt nên dầu tràm hoàn toàn có thể làm thuyên giảm được các triệu chứng đau nhức, bong gân hay đau cơ bắp ở trẻ nhỏ.

Không những vậy, nếu trong trường hợp bé yêu nhà bạn bị chứng đau bụng vì bệnh co thắt dạ dày thì các mẹ nên nhỏ một vài giọt tinh dầu vào trong một cốc nước nóng rồi xông cho bé.

Hay sử dụng máy để xông tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh, giúp thư giãn tinh thần cũng rất tốt. Còn nếu phụ nữ đang trong quá trình cho con bú mà bị nhiễm lạnh, chân tay tê mỏi, đau nhức thì hãy chịu khó massage bằng dầu tràm để giãn cơ và bớt tình trạng co cứng nhé!

Trị ngạt mũi khò khè hiệu quả

Khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh mà bé bị sổ mũi, cảm cúm thì mẹ có thể nhỏ vài ba giọt tinh dầu tràm vào một chiếc khăn, quấn quanh cổ bé để vừa giữ ấm cho cổ, tránh ho lại có tác dụng thuyên giảm ngạt mũi cực kỳ hiệu quả.

Đối với những bé trong độ tuổi lớn hơn, các bậc phụ huynh có thể bôi hoặc thoa hay cho ngửi, hít trực tiếp mùi thơm của tinh dầu, điều này sẽ làm cho mũi thông thoáng và mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn nhiều.

Bên cạnh đó, việc sử dụng đèn xông tinh dầu trong phòng để khử lọc không khí cũng là rất cần thiết để không gian nhà bạn được thoáng sạch, qua đó hạn chế vi khuẩn và tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho bé khi bị ngạt mũi.

Dầu tràm có thể trị ngạt mũi khò khè ở bé
Dầu tràm có thể trị ngạt mũi khò khè ở bé

Giảm chứng đầy bụng, rối loạn tiêu hóa

Bởi có chứa thành phần Cineol với công dụng làm nóng cũng như kích thích giảm bớt những cơn đau nên có thể thực hiện cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ vô cùng hiệu quả để làm giảm triệu chứng đầy bụng hay rối loạn tiêu hóa.

Cách làm cụ thể là: nhỏ một vài giọt tinh dầu ra tay rồi nhẹ nhàng massage vùng bụng của bé. Như thế, hoạt chất Cineol sẽ nhanh chóng thấm vào làn da, đồng thời kích thích tuần hoàn máu hoạt động đều đặn, góp phần vào kích thích cả nhu động ruột để thúc đẩy khí ứ hơi dư thừa ra ngoài, giảm dần chứng đầy hơi, khó tiêu.

Giữ ấm cơ thể

Theo một số bài thuốc Đông y của y học cổ truyền dân gian thì tinh dầu tràm có tính ấm nên có thể giúp giữ ấm cho cơ thể người lớn lẫn trẻ em khi trời trở lạnh, thông qua đường kinh tỳ và phế.

Vì thế, hoàn toàn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà để giữ ấm cơ thể cho bé mỗi khi mùa đông về và phòng tránh, ngăn ngừa được những căn bệnh phổ biến như cảm cúm, sổ mũi, ngạt mũi…

Theo blog.adayroi.com

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN