8 bí quyết dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời (Phần 1)

Dạy  con không bao giờ là quá mun. một đứa trẻ  tập đi có thể  không vâng li như trẻ  5 tuổi nhưng nếu được dạy dđúng cách, bé vẫn sẽ rất ngoanSau đây là 8 bí quyết mà một nhà giáo dc chia  sẻ với c ác phụ  huynh  có con trong  độ tuổi  này để bé vâng ldễ dàng hơn. kỳ này, chúng ta sẽ làm quen với bốn bí quyết  đầu tiênBốn bí quyết tiếp  theo sẽ được đăng ti trong  chuyên  mục Chăm sóc con của Phụ Nữ Ngày Nay số tháng  Ba.

Trẻ mới biết đi không phải lúc nào cũng nghe lời. Ở độ tuổi này, bạn cần phải dạy chúng cách chú ý đến lời nói của người khác. “Nhưng điều thường xảy ra”, bà Roni Leiderman – Phó Hiệu trưởng của Trung tâm Gia đình tại Đại học Nova Southeasten ở Fort Lauderdale, bang Florida – nói, “Thường thì bố mẹ sẽ nhắc đi nhắc lại một điều gì đó 10 lần, rồi quay sang phạt các bé. Điều

này thực ra lại tạo cho trẻ thói quen không nghe lời cho đến khi bị mắng lần thứ 10!”.

Nếu lắng nghe, bé sẽ học hỏi hiệu quả hơn, chú ý hơn đến những nguy hiểm xung quanh, ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ và thầy cô, hòa đồng hơn với bạn bè. Có nhiều phương pháp đơn giản có thể rèn cho trẻ những kỹ năng để biết vâng lời người khác. Và, như bà Roni nói, “Dạy con không bao giờ là quá muộn. Một đứa trẻ tập đi có thể không vâng lời như trẻ 5 tuổi nhưng nếu được dạy dỗ đúng  cách, bé vẫn sẽ rất ngoan”.

Untitled-1

1. Hãy đứng vừa tầm với bé

Trước sau gì các ông bố bà mẹ cũng sẽ nhận ra rằng quát mắng từ trên cao (hay thậm chí là từ một phòng khác) sẽ không mang lại kết quả. Ngồi thấp xuống hoặc bế con lên để bạn có thể nhìn vào mắt bé, khiến bé chú ý đến lời nói của bố mẹ. Bé sẽ vâng lời khi bạn ngồi cạnh vào bữa ăn sáng và nhắc phải ăn nhiều rau, hay khi mẹ cúi xuống cạnh giường nhắc bé phải tắt đèn đi ngủ sớm. Giao tiếp qua ánh mắt là vô cùng quan trọng và cực kỳ hiệu quả khi nói chuyện trực tiếp với con.

2. Nói rõ ràng

Nói lên yêu cầu của bố mẹ thật rõ ràng, đơn giản và nghiêm khắc. Trẻ sẽ mất tập trung nếu mẹ nói nhai nhải về một vấn đề quá lâu. Thật khó để tìm ích lợi từ một lời nhắc nhở dài dòng như “Bên ngoài trời rất lạnh và gần đây con hay bị ốm. Vậy nên bây giờ bố mẹ muốn con phải mặc áo len vào trước khi chúng ta ra ngoài”.

Thay vào đó, chỉ cần nói “Con mặc áo len vào đi” là bé sẽ không nhầm lẫn. Và cũng đừng nhắc nhở trẻ dưới dạng một câu hỏi nếu con bạn không được quyền lựa chọn. “Con leo lên ghế ngồi đi” sẽ có hiệu quả hơn là “Lại đây và ngồi lên ghế nào, con nhé?”.

Tuy cho con được quyền chọn lựa cũng rất tốt nhưng hãy chắc chắn rằng ba mẹ sẽ hài lòng dù bé chọn điều gì – và chỉ cần hai lựa chọn là đủ. Bằng cách cho bé lựa chọn một cách có giới hạn, bé sẽ cảm thấy tự do và không bị ép buộc (và bạn cũng sẽ thoải mái với lựa chọn của bé).

22

3. Nói và làm nhanh chóng

Cho con thấy rằng bạn rất nghiêm túc chứ không đe dọa hay hứa suông. Nếu bạn nói với cô con gái hai tuổi: “Con phải uống sữa vào bữa tối nhé”, hãy dứt khoát, đừng dông dài rồi cho bé uống nước ngọt. Nếu bạn cảnh báo rằng bé sẽ bị phạt nếu hư thì hãy phạt bé thật sự.

Hãy chắc chắn rằng vợ, chồng, hoặc người cùng nuôi con tôn trọng quan điểm và cách dạy con, như vậy không ai sẽ xem thường vai trò của ai. Nếu bất đồng ý kiến, hãy trao đổi thẳng thắn, cởi mở để cả hai biết mình cần khuyên bảo và xử sự với con thế nào nếu bé phạm sai lầm.

Nếu phải phạt, hãy phạt một cách nhanh chóng, nếu không, lời dặn dò và cảnh báo của bạn sẽ mất tác dụng. Chẳng bà mẹ hay ông bố nào muốn mình phải gào lên “Con đừng chạy sang đường!” chục lần rồi bé mới bắt đầu chú ý đâu nhỉ?

Việc giúp trẻ ý thức được nguy hiểm và biết cách giải quyết những vấn đề đó một cách an toàn cũng là vô cùng quan trọng. Ví dụ, khi con sang đường, hãy nắm tay bé thật chặt – như vậy bé sẽ tự hiểu rằng mình phải đi cẩn thận.

Và cũng đừng lầm tưởng rằng đối với những vấn đề không nguy hiểm, như “Để cái ly lên bàn đi con”, thì bạn chỉ cần nhắc đi nhắc lại là bé sẽ nghe. Nhẹ nhàng cầm tay, hướng dẫn bé đặt cái ly lên bàn để con hiểu bạn muốn bé làm gì.

4. Củng cố thông điệp

Sẽ rất có ích nếu bạn củng cố lời nói bằng một vài hành động nho nhỏ, nhất là khi bé đang chú ý đến một trò chơi thú vị nào đó. Nhắc bé “Đến giờ đi ngủ rồi con!” và làm một vài dấu hiệu trực quan (bật tắt công tắc đèn), dấu hiệu về cơ thể (đặt tay lên vai con và hướng sự chú ý của bé về mẹ thay vì con búp bê) và hướng dẫn cụ thể (dẫn bé về phía giường ngủ, kéo chăn xuống, vỗ vỗ vào gối).

Phụ Nữ Ngày Nay

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn
CHIA SẺ

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN