Thực phẩm sau Tết, ăn tiếp hay bỏ đi?

Sau ngày Tết, những món ăn còn lại như giò chả, thịt, dưa chua có thể tái sử dụng. Vậy còn những thực phẩm khác như cơm, bánh mì, phô mai, rau củ thì có nên chế biến lại hay không?

Chỉ hâm cơm khi bảo quản đúng cách

Thực phẩm sau Tết, ăn tiếp hay bỏ đi?

Việc ăn cơm hâm nóng có thể khiến bạn bị ngộ độc do một loại vi khuẩn tên là Bacillus cereus gây ra. Vi khuẩn này không thể bị loại bỏ hết khi vo gạo và thậm chí nó có thể chịu được nước sôi.

Khi môi trường xung quanh trở nên ấm áp và ẩm ướt, vi khuẩn bắt đầu phát triển. Bình thường, điều này không phải là một vấn đề, vì cơm được ăn ngay sau khi nấu chín; tuy nhiên khi để cơm ở nhiệt độ phòng qua đêm thì lượng vi khuẩn nhân lên đáng kể.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì cơm có thể được hâm nóng và tiếp tục sử dụng, nhưng chỉ khi cơm được cất trữ và nấu chín ở nhiệt độ phù hợp. Tất cả gạo nên được giữ thật khô và nấu chín kỹ ở nhiệt độ ít nhất là 75oC. Nếu không dùng hết, phải giữ ấm từ 63oC trở lên, hoặc làm lạnh đến ít nhất 15oC càng sớm càng tốt.

Bỏ hay giữ các loại thực phẩm lên mốc?

Bánh mì mốc: Hãy bỏ đi.

Thực phẩm sau Tết, ăn tiếp hay bỏ đi?

Một số người vẫn tìm cách sử dụng bánh mì mốc, họ cắt bỏ những phần đã đổi màu và nướng hay chiên phần còn lại vì tin rằng điều này sẽ loại bỏ các thành phần gây hại.

Nhưng miếng bánh mì vẫn có thể chứa một chủng nấm mốc màu vàng xanh gọi là Aspergillus flavus. Chất độc aflatoxin do loại mốc này tiết ra có thể gây ung thư gan ở người.

Loại nấm mốc trên khá phổ biến, nếu bạn để lại một lát bánh mì ra không khí đủ lâu, nấm mốc vẫn có thể phát triển dù nhà bếp của bạn đã được lau chùi kỹ lưỡng. Vì vậy tìm cách ăn một lát bánh mì mốc là hoàn toàn sai lầm.

Phô-mai cứng lên mốc: Giữ lại.

Thực phẩm sau Tết, ăn tiếp hay bỏ đi?

Nếu chỉ có một lượng nhỏ bột nấm màu trắng hình thành trên phô-mai cứng, bạn vẫn có thể sử dụng. Một nguyên tắc nhỏ là cắt bỏ khoảng 2cm xung quanh khu vực bị ảnh hưởng trước khi dùng.

Chỉ cần chắc chắn giữ dao không chạm vào vùng bị mốc để tránh lây nhiễm chéo sau đó gói phô-mai lại bằng màng bọc là có thể dùng được.

Phô-mai mềm: Bỏ đi.

Ngược lại với các loại phô-mai cứng, khi phô-mai mềm bị mốc, bạn nên bỏ đi ngay vì các vi khuẩn gây hại cho đường ruột (như salmonella và E. coli) đã có thể lây lan vào sâu bên trong miếng phô-mai.

Các loại hạt và bơ đậu phộng: Không nên giữ.

Thực phẩm sau Tết, ăn tiếp hay bỏ đi?

Chỉ ăn các loại hạt khi chúng còn nguyên màu sắc và không bị mốc, mọt

Những loại hạt bị mốc cũng có thể chứa aflatoxin, chất có khả năng gây chết người được tìm thấy trên bánh mì mốc.

Xúc xích Salami và jambon khô: Giữ lại.

Những sản phẩm này thường được bao phủ bởi một lớp mốc trắng. Chúng hoàn toàn lành tính và hầu như luôn luôn được nhà sản xuất sử dụng để tạo thêm hương vị. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện bất cứ điều gì khác ngoài lớp bụi trắng này, hãy bỏ ngay.

Sữa chua và kem chua: Không nên giữ.

Thực phẩm sau Tết, ăn tiếp hay bỏ đi?

Nấm mốc và vi khuẩn có thể tích lũy từ bên trong sản phẩm chứ không chỉ xuất hiện ở trên bề mặt. Ngoài việc làm hỏng hương vị, nấm mốc có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả dị ứng và biến chứng đường hô hấp. Vì vậy, hãy bỏ toàn bộ hũ sữa chua chứ không chỉ phần bị mốc.

Rau củ: Giữ lại.

Một loại rau củ, chẳng hạn như cà rốt, có thể có một lượng nhỏ các mốc trắng trên bề mặt, nhưng vẫn có thể ăn được vì vi khuẩn khó có thể thâm nhập sâu vào bên trong. Chỉ cần cắt bỏ khoảng 2cm xung quanh phần bị mốc trước khi chế biến là được.

Trái cây mềm: Không nên giữ.

Thực phẩm sau Tết, ăn tiếp hay bỏ đi?

Trái cây chỉ ăn khi còn tươi, nếu đã lên mốc thì không nên dùng

Không chỉ những loại vỏ mềm như như nho và dâu tây là không ăn được khi bị mốc, mà ngay cả những loại quả có vỏ dày, như cam, cũng dễ bị ảnh hưởng bởi nấm mốc có thể lan truyền một cách nhanh chóng đến phần thịt quả bên trong.

Theo Daily Mail

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN