9 dấu hiệu một người bình thường cần đi khám tư vấn sức khỏe tâm thần

Tại Việt Nam, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%. 

Bệnh tâm thần rất phổ biến và có xu hướng gia tăng trong cộng đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống và sức khỏe của người dân. Sức khỏe tâm thần rất cần được xem trọng như sức khỏe thể chất, tuy nhiên, có một số quan niệm sai lệch khiến cộng đồng chưa xem trọng việc bảo vệ sức khỏe tâm thần của bản thân và gia đình.

Ảnh: ADCREW
Ảnh: ADCREW

Những đối tượng nào cần lưu ý về sức khỏe tâm thần?

Với nhiều yếu tố nguy cơ như áp lực cuộc sống tăng, sự phổ biến của các trò chơi trên internet, ma túy, nhất là các chất ma túy tổng hợp… thì mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc rối loạn sức khỏe tâm thần.

– Trẻ em thanh thiếu niên là đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài. Trẻ dễ gặp stress tuổi học đường như khi kết quả học tập không đạt mong muốn, áp lực kỳ vọng của cha mẹ, hoặc bị bạn bè tẩy chay… gây ảnh hưởng đến tâm lý và nguy cơ cao mắc các rối loạn tâm thần.

– Người cao tuổi sống trong sự cô đơn, mắc nhiều bệnh tật, lo lắng về sức khỏe… là những yếu tố có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm.

Đặc biệt, những tác động của đại dịch COVID-19, những nỗi đau mất mát người thân, lo lắng bản thân và người thân bị nhiễm bệnh, sự kỳ thị đối với người mắc bệnh khiến tất cả mọi người, kể cả những người bình thường, người trưởng thành cũng phải đối diện với vấn đề về sức khỏe tâm thần.

1Một vài lý do sau đây có thể khiến mọi người ngại ngùng khi đi thăm khám và chăm sóc sức khỏe tâm thần:

– Không hiểu rõ về các biểu hiện, triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm thần nên bỏ qua việc thăm khám hoặc đi khám nhầm chuyên khoa.
– Có nhiều định kiến, kỳ thị về bệnh tâm thần nên nhiều người ngại ngùng đi khám sức khỏe tâm thần.
– Nhiều người cho rằng bệnh tâm thần thì không chữa được. Thực tế với tiến bộ của y học, ngày nay bệnh tâm thần có thể điều trị được.
– Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe tâm thần chưa đủ sâu rộng, chưa nâng cao được hiểu biết của người dân về sức khỏe tâm thần để phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả.

Việc nhận biết dấu hiệu, triệu chứng, cũng như nhận thức đúng đắn để được khám và điều trị sớm các rối loạn tâm thần rất quan trọng.

Cách thức nào hữu hiệu nhất để phòng chống những rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần?

Hiện nay phần lớn các rối loạn tâm thần vẫn chưa có phương pháp dự phòng cấp, dự phòng đặc hiệu. Chính vì vậy, những thói quen tích cực như tập thể dục, thể thao duy trì sức khỏe thể chất, ăn ngủ đúng giờ, giảm các căng thẳng trong công việc, trong cuộc sống, không sử dụng các chất ma túy, các chất kích thích… là những cách tốt nhất để phòng các rối loạn tâm thần.

Việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe tâm thần để người dân khi có dấu hiệu bệnh lý được khám và điều trị sớm là điều cần thiết.

Mặt khác, đối với một số rối loạn tâm thần do nguyên nhân nội sinh như bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn trầm cảm tái diễn… thì việc tuân thủ điều trị và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ là cách tốt nhất phòng ngừa tái phát và tái diễn của bệnh.

Nguồn: Davipharm

Những tín hiệu tích cực trong thời điểm hiện tại:

Nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về các rối loạn tâm thần đang tăng lên, người dân đã biết có rất nhiều rối loạn tâm thần khác như đau đầu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu… và họ chủ động đi khám, được tư vấn khám sớm.

Vai trò của cộng đồng và các ngành đoàn thể rất lớn, đặc biệt là ngành y tế. Rối loạn tâm thần được xếp vào nhóm các bệnh lý nội khoa khác như tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, nội tiết… người bệnh được khám và điều trị sớm với nhiều phương pháp như sử dụng thuốc, tâm lý và các phương pháp kích thích não… giúp người bệnh phục hồi & sớm hòa nhập với gia đình và xã hội.

Hướng dẫn nhận biết 9 dấu hiệu thường gặp một người bình thường cần đi khám tư vấn sức khỏe tâm thần:

– Rối loạn giấc ngủ: ngủ ít, ngủ nhiều, khó ngủ.
– Biểu hiện buồn chán, dễ mệt mỏi.
– Ăn kém.
– Giảm ham muốn tình dục.
– Hay giận dỗi, cáu gắt vô cớ.
– Giảm hiệu suất làm việc.
– Kém tập trung, hay quên.
– Lo lắng nhiều vấn đề.
– Đau mỏi cơ thể kéo dài.

wHãy luôn nhớ rằng sức khỏe tâm thần cần được bảo vệ như sức khỏe thể chất. Do đó, khi một người bình thường có một trong các dấu hiệu trên thì nên đến chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời.

Ảnh: ADCREW
Ảnh: ADCREW

Nội dung nằm trong chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, do Davipharm và Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y Tế phối hợp thực hiện, với mong muốn phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cộng đồng, giảm gánh nặng bệnh tật, cải thiện sức khỏe và tăng chất lượng sống cho người dân Việt Nam.

Thông qua chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, Davipharm (thành viên của tập đoàn Adamed), là công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các bệnh không lây nhiễm (BKLN) và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Kết nối với chương trình qua Fanpage để có những thông tin hữu ích, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia. Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn.

Nguồn dịch tễ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/mental-health/mental-health

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN