Từ 1/6/2017: cha mẹ Việt đăng hình con lên Facebook có thể bị hầu tòa

Theo đó, luật Trẻ em 2016 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/6/2017. Luật gồm 7 chương với 106 điều, có một số điểm mới nổi bật liên quan đến Quyền bí mật đời sống riêng tư, Luật quy định như sau: Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

dang anh2Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.

Liên quan đến trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, Luật quy định:

+ Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức. Cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

Thực tế, hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường xuyên đăng ảnh con mình lên mạng xã hội Facebook với nhiều mục đích khác nhau mà không cần hỏi hay để ý xem các con có đồng tình với việc làm này hay không.

dang anh1

Nhiều bậc phụ huynh vẫn thường xuyên đăng ảnh con mình lên mạng xã hội.

Có ý kiến cho rằng, hành vi đăng ảnh con lên Facebook của cha mẹ sẽ là vi phạm pháp luật nếu áp dụng Luật Trẻ em 2016 khi Luật cho hiệu lực vào ngày 1/6/2017. Giải thích thêm về điều này, ông Đặng Hoa Nam (Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định: Nếu đăng tải hình ảnh trẻ em trên mạng xã hội mà không được sự đồng ý của trẻ thì sẽ là phạm pháp.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi hành vi đưa hình ảnh con em mình lên các trang thông tin cá nhân, trang mạng xã hội đều là vi phạm pháp luật. Mà ở đây muốn nhấn mạnh về quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ, về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình, nếu như vi phạm thì sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Trong các quy định của pháp luật trước đó, về khiếu nại, tố cáo, không ghi cụ thể trẻ em có quyền kiện, khiếu nại nếu các hành vi đó tổn hại cho mình. Nhưng trong Luật lần này, đã có cơ chế để trẻ em có thể bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, gửi thông tin mà các em cho rằng bất lợi đối với các em. Cụ thể 2 biện pháp như sau:

Thứ nhất, các em có thể cung cấp các thông tin về các hành vi gây bất lợi cho mình, kể cả là của bố mẹ đến một tổ chức mà Luật quy định, đó là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Thứ hai là các em có thể gọi điện đến Tổng đài quốc gia về trẻ em 18001567. Đây là điện thoại tư vấn, hỗ trợ cho trẻ em do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội đang vận hành.

dang anh con

Ở nhiều nước trên thế giới, việc phụ huynh đăng hình ảnh con lên Facebook hoặc bất cứ trang mạng xã hội nào cũng đã được quản lí bằng pháp luật.

Cục Bảo vệ Trẻ em sẽ có những biện pháp kết nối với các cơ quan chức năng, hỗ trợ các em giải quyết các vướng mắc. Nếu nhận thấy đây là các hành vi có nguy cơ vi phạm pháp luật về hành chính, hình sự, Cục sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền sở tại bảo vệ các em tốt nhất và đưa các hành vi gây tổn hại các em ra trước pháp luật.

Ở nhiều nước trên thế giới, việc phụ huynh đăng hình ảnh con lên Facebook hoặc bất cứ trang mạng xã hội nào cũng đã được quản lí bằng pháp luật. Ở Pháp, cha mẹ có thể sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 35 nghìn bảng Anh, thậm chí là một năm tù giam, nếu đăng tải hình ảnh của con cái mình lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của chúng.

Đặc biệt, khi đã đủ tuổi trưởng thành, những đứa con hoàn toàn có thể đâm đơn kiện cha mẹ mình về hành động tự ý đăng tải hình ảnh cá nhân của chúng, với lí do cha mẹ đã làm lộ tính bảo mật và sự riêng tư.

Nhưng hơn tất cả, cha mẹ cần cân nhắc hơn khi đăng tải hình ảnh của con cái mình lên mạng xã hội, bởi chúng sẽ gặp nguy hiểm rất lớn. Các loại tội phạm xã hội như tội phạm tình dục, bắt cóc, buôn người,… vẫn đang âm thầm theo dõi cuộc sống của chúng ta trên mạng internet. Chỉ cần một chút sơ hở, bạn đã tạo điều kiện cho chúng gây ra tội ác.

Theo Thethaovanhoa

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN