Ngành y tế Việt Nam triển khai chiến dịch ngăn ngừa MERS

Ngành y tế Việt  Nam gióng chuông báo động trước tình trạng lây lan MERS.

MERS còn được gọi là hội chứng suy hô hấp Trung Đông, có tỉ lệ tử vong cao, hiện nay hơn 20 quốc gia trên thế giới đã bị ảnh hưởng bởi virus này và vẫn chưa có vacxin hay phương pháp chữa trị nào đối với các bệnh nhân nhiễm MERS.

j1

MERS được xác định bắt nguồn từ các nước Trung Đông, bệnh nhân đầu tiên được cho là ở Ả rập Saudi.

Trước tình trạng số người nhiễm MERS tăng mạnh và lây lan rất nhanh tại Hàn Quốc, ngành Y tế Việt Nam phải dựng rào phòng bị.

Ngày 2/6, Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp với các ngành, đại diện tổ chức Y tế thế giới ( WHO), cơ quan Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ bàn biện pháp ngăn chặn MERS lan tới Việt Nam.

Theo thứ trưởng Long, báo cáo của Bộ y tế Hàn Quốc cho biết trong hơn 10 ngày qua từ bệnh nhân đầu tiên nhiềm bệnh từ Trung Đông và phát bệnh giữa tháng 5 tại Hàn Quốc, đã có 18 người mắc bệnh, trong đó có 2 ca tử vong. Tuy nhiên thống kê trên báo chí Hàn Quốc thì đã có 25 người lây bệnh.

Lo ngại bậc nhất về MERS

Đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam cho biết, lo ngại lớn nhất là thời gian ủ bệnh kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng khó sàng lọc bệnh nhân MERS ở biên giới. Hiện biện pháp sàng lọc duy nhất đang sử dụng là máy đo thân nhiệt từ xa.

Những giải pháp cần triển khai

Cần nhất là xác định sớm được các bệnh nhân nhiễm bệnh, những người có tiếp xúc với lạc đà, sản phẩm từ lạc đà, từng trở về từ Trung Đông và các vùng có dịch trong 14 ngày, có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp đều đưa vào diện nghi vấn.

Hoạt động chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện và phòng hộ trong điều kiện tiếp xúc gần với bệnh nhân phải được triển khai tích cực hơn.

Mặc dù người Việt không có thói quan dùng thịt, sữa lạc đà nhưng trong điều kiện dịch hiện nay, Việt Nam cấm nhập khẩu toàn bộ thịt, sữa, sản phẩm từ lạc đà, kể cả hàng xách tay qua đường bộ và đường hàng không.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng trong thời gian có dịch cần khai thác kỹ quá trình đi lại của du khách và người nhập cảnh, phát hiện sớm bệnh nhân trong trường hợp dịch xâm nhập.

Mỗi ngày, có tới 1.000 người từ Hàn Quốc qua các chuyến bay tới Hà Nội, TP. Hồ  Chí Minh và các cửa khẩu đường bộ vào Việt Nam, nguy cơ mang theo dịch bệnh cũng rất lớn.

Các bộ, ngành, địa phương cần triển khai sớm phương án phòng chông dịch số 1, tức giai đoạn chưa có dịch xâm nhập, sơ sở điều trị tích cực phát hiện sớm bệnh nhân.

Hiện bệnh viện nhiệt đới Trung Ương đã có phòng an toàn sinh học cấp 3 đủ khả năng phát hiện virus MERS

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN