8 sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh, nhiều mẹ mắc phải

Có rất nhiều lỗi trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh, nhưng đa phần các mẹ đều không nhận ra. Mẹ thử điểm danh xem mình mắc bao nhiêu lỗi nhé.

1. Cho bé nằm gối chống bẹp đầu

Gối chống bẹp đầu thường được thiết kế lõm, với lớp bông dày khiến trẻ dễ bị ngạt thở. Hơn nữa, cấu trúc lõm sẽ khiến bé dễ bị bẹp đầu hơn. Vì khi nằm ngủ với gối lõm bé có thể chỉ nằm nghiêng về một bên (trái hoặc phải), như vậy nguy cơ bị bẹp đầu là rất cao.

nam goiNằm gối lõm bé dễ bị bẹp đầu. (Ảnh minh họa)

Một chiếc gối được cho là an toàn với bé sơ sinh là chiếc gối đó có độ thấp vừa phải, tránh các sản phẩm sử dụng lông thú bao gồm cả lông nhân tạo, các chất liệu bông vì trẻ có thể bị dị ứng hoặc hít vào mũi hoặc nuốt. Tốt nhất mẹ chỉ nên lót một lớp vải mềm, trơn để cho bé nằm. Trẻ nằm gối quá cao không tốt cho đầu của bé đâu mẹ nhé.

2. Thường xuyên cho trẻ nằm võng, nôi rung lắc

Việc thường xuyên cho trẻ sơ sinh nằm võng hoặc nôi điện rung lắc không hề tốt cho bé. Nằm võng có thể ảnh hưởng cột sống. Hơn nữa trẻ thường xuyên bị rung lắc sẽ ảnh hưởng đến não dẫn đến trẻ dễ bị các bệnh về thần kinh. Nếu nằm nôi chỉ nên cho bé ngủ nôi gỗ, không kèm chức năng đu đưa. Nếu bé quấy khóc hãy ôm bé lên và dỗ dành. Không nên thường xuyên đu đưa võng và đưa nôi để dỗ bé ngủ. Chỉ nên cho bé nằm võng hoặc nôi điện rung lắc trong một giấc ngủ ngắn.

3. Bật đèn ngủ

be ngu

Nên tắt đèn khi cho ngủ. (Ảnh minh họa)

Ánh sáng xanh chiếu ở đầu giường sẽ khiến bé không tập trung, ảnh hưởng đến thị lực trẻ. Bật đèn khi ngủ sẽ khiến bé khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc. Để bé ngủ ngon giấc, không hại mắt mẹ nên cho bé ngủ nơi yên tĩnh, nên tắt hết các thiết bị phát ra âm thanh. Và nhớ cho bé ngủ trong bóng tối hoàn toàn mẹ nhé.

4. Mặc nhiều quần áo khi ngủ

Mẹ biết không, thân nhiệt trẻ sơ sinh thường cao hơn người lớn từ 1-1,5 độ C, nên nếu mặc quá nhiều quần áo, đắp quá nhiều chăn cho bé khi ngủ, trẻ sẽ dễ ra mồ hôi ở lưng, cổ, nếu không lau ngay, mồ hôi này sẽ thấm ngược vào bên trong. Trẻ có thể bị cảm lạnh, viêm phổi. Khi đi ngủ chỉ mẹ mặc cho bé quần áo dài tay, chất liệu dễ thấm mồ hôi, mỏng, rộng rãi, không mặc quần áo body.

5. Cho trẻ ăn trứng quá sớm

Baby licking bowl

Không nên cho trẻ ăn trứng quá sớm, bé sẽ bị dị ứng. (Ảnh minh họa)

Trẻ 6 tháng tuổi cho đến 1 tuổi, mẹ mới chỉ nên cho bé ăn một ít lòng đỏ trứng gà. Sau 1 tuổi mới cho bé ăn nguyên cả quả trứng. Việc cho trẻ ăn trứng quá nhiều, lòng trắng trước 1 tuổi sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Vì lòng trắng trứng chứa nhiều protein khó tiêu, trẻ có thể bị dị ứng, nổi mẩn, phát ban.

6. Cho trẻ uống nước hoa quả sớm

Trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức là thức ăn chính của bé, mẹ không cần cho bé ăn hoặc uống thêm bất cứ thứ gì, vì sữa mẹ đã cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho bé yêu rồi, mẹ nhé. Chỉ sau 6 tháng tuổi, mẹ mới bắt đầu cho bé uống nước hoa quả, khi bắt đầu nên nấu chín, xay nhuyễn, lọc lấy nước để cho bé uống sẽ tốt hệ tiêu hóa của bé hơn.

7. Cho trẻ ăn dặm quá sớm

an damTrẻ 6 tháng tuổi mới đầu cho ăn dặm. (Ảnh minh họa)

Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia, trẻ từ 4-6 tháng tuổi mới được ăn dặm, tốt nhất nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ gây hại cho đường tiêu hóa của bé. Vì trong giai đoạn 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, nên chưa thể hấp thu được các thành phần dinh dưỡng phức tạp khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.

8. Pha sữa quá đặc

Theo khuyến cáo, hàm lượng natri trong sữa khá cao, nếu phá sữa quá đặc đồng nghĩa với việc hàm lượng natri nạp vào cơ thể bé cao. Khi hàm lượng natri trong máu cao sẽ gây co giật, hôn mê, huyết áp tăng đột ngột.

Hạ Vi (Tổng hợp)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN